Tư vấn luật đầu tưTư vấn:096.948.3539 - 096.948.3539 - 093.123.3539

28/032024

BẤT CẨN VỚI SỞ HỮU TRÍ TUỆ - DOANH NGHIỆP CÓ THỂ KHỐN ĐỐN

Hiện nay vấn đề Sở hữu trí tuệ (SHTT) đang dần được các doanh nghiệp (DN) quan tâm, nhưng khi tìm hiểu thủ tục đăng ký quyền sở hữu trí tuệ, nhiều doanh nghiệp lại thấy rất phức tạp, khó tiếp cận, khó hiểu, phải chờ đợi lâu và cũng tốn khá nhiều chi phí. Đây là những lý do khiến doanh nghiệp có quan tâm đến sở hữu trí tuệ nhưng lại không thích hoặc trì hoãn xác lập quyền sở hữu trí tuệ.

Tuy nhiên, họ thường chỉ nhận ra tầm quan trọng của việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp mình khi đã quá muộn, nghĩa là khi họ đối mặt với các công ty làm hàng giả hoặc hàng nhái sản phẩm của họ hoặc khi họ bị cáo buộc xâm phạm quyền của người khác, hoặc khi họ phát hiện ra tài sản vô hình là bí quyết kỹ thuật, thương hiệu, kiểu dáng hay các kết quả vô hình của sự sáng tạo lâu nay mình xây dựng lên được bị người khác đăng ký bảo hộ trước. Không ít các doanh nghiệp phải “khốn đốn” xử lý các hệ quả phát sinh sau đó, hay đơn giản là họ loay hoay không biết xử lý như thế nào.

Một ví dụ điển hình được nhắc đến khá nhiều, đó là chuyện xảy ra ở một startup đã được công nhận là DN khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại TPHCM. Với công nghệ tiên tiến, DN này đã được tham gia nhiều chương trình hỗ trợ, ưu đãi của nhà nước, ngân hàng… Và ngay từ lúc ra đời, chủ DN chỉ nghĩ một cách đơn giản là đặt cho công ty một cái tên “hay hay”. Rồi cái tên ấy được gắn vào hồ sơ đăng ký kinh doanh, vào dự án vay vốn ngân hàng, vào các chương trình hỗ trợ khoa học công nghệ nhà nước…Hai năm sau khi hoạt động, startup này nhận được một yêu cầu từ Mỹ về việc phải đổi tên DN vì tên ấy đã được một DN khác đăng ký bảo hộ toàn cầu. Dù không có nhu cầu “sống chết” với cái tên “trót nhỡ” nhưng vì đây là nội dung đã vướng vào rất nhiều hồ sơ, giấy tờ, chương trình nên startup này cuối cùng phải chi cả triệu đô la thuê luật sư đàm phán để được sử dụng tên DN trong thời hạn 05 năm - quãng thời gian đủ để startup hoàn tất các dự án, khoản vay đang thực hiện. Cũng theo nhà quản lý này, giá trị lớn nhất của một startup nằm ở nhà lãnh đạo, ý tưởng mới, giải pháp mới, công nghệ mới, mô hình kinh doanh mới. “Nếu bạn không xác lập quyền SHTT với các tài sản ấy thì bạn chẳng có gì để nói chuyện với nhà đầu tư và khách hàng cả. SHTT mới chính là ‘nguồn vốn’ để bạn đi mặc cả với nhà đầu tư”.

Cũng có trường hợp startup tương tự nhận được vi bằng do sơ suất của thẩm định viên tại cơ quan đăng ký SHTT nhưng nếu có bên thứ 3 đọc được nghiên cứu ấy ở thư viện và sản xuất sản phẩm từ sáng chế này thì họ vẫn có thể “kiện ngược” rằng “SHTT này đã được bộc lộ công khai trước khi được cấp vi bằng 6 tháng”, lúc ấy cơ quan chức năng vẫn phải thu lại bằng sáng chế.Tất nhiên, theo cựu thẩm định viên Cục SHTT Trần Thị Hương – Giám đốc Công ty SHTT Rachel - cơ quan đăng ký SHTT cũng có những ngoại lệ để xem xét xác lập SHTT với các sản phẩm đã mang đến thuyết minh/công bố tại các cuộc thi dài hơi - hơn 6 tháng.

Hoặc như gần đây, hàng loạt các thương hiệu Youtuber đình đám như Độ Mixi, Tam Mao TV Misthy hay PewPew bất ngờ thuộc về tay người khác. “Mixi Food”, “Tam Mao”, “Misthy” hay “Pew Pew” đã bị kẻ lạ “cuỗm” mất tên và đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ. Trong khi “đứa con tinh thần” Mixi Food là thương hiệu được chủ nhân lập ra để kinh doanh nhỏ nên việc bị một công ty khác đăng ký bảo hộ ảnh hưởng không quá lớn đến Độ Mixi, thì kênh youtube Tam Mao TV mang đến lợi nhuận hàng tỉ đồng đã đứng trước nguy cơ bị “bay màu”, các kênh youtube, fanpage triệu lượt đăng ký, cửa hàng kinh doanh bánh mì, tiệm giặt mà Pew Pew xây dựng có thể sẽ phải đổi tên khác. Mỗi youtuber có một cách xử lý khác nhau, Độ Mixi đã đăng ký bảo hộ một loại các nhãn hiệu gắn với tên thương hiệu “Mixi”. Anh em nhà Tam Mao TV tiêu tốn số tiền không nhỏ để thuê luật sư lấy lại thương hiệu mà chưa chắc có đạt được kết quả khả quan. Pew Pew đã liên hệ với người đăng ký tên của mình làm thương hiệu riêng để “nói chuyện rõ ràng” nhưng đã chấp nhận phương án đổi tên thương hiệu.

Như vậy, để tránh việc bất cẩn với sở hữu trí tuệ dẫn đến hậu quả khôn lường, doanh nghiệp cần nắm được các nội dung cơ bản sau:

► Bảo hộ Sở hữu trí tuệ không mang tính toàn cầu: quyền sở hữu trí tuệ có tính lãnh thổ và các cơ quan sở hữu trí tuệ chỉ cấp sự bảo hộ theo pháp luật quốc gia (hay khu vực) có liên quan. Chỉ trong lĩnh vực quyền tác giả mới có bảo hộ rộng rãi và tự động ở nhiều nước.

► Pháp luật và thủ tục bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là không giống nhau trên toàn thế giới.

► Kiểm tra xem nhãn hiệu đã được đăng ký hay được sử dụng bởi đối thủ cạnh tranh hay chưa.

► Nộp đơn đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ ngay từ bước đầu tạo dựng,

► Không bộc lộ thông tin quá sớm mà không có các hợp đồng/thỏa thuận bảo mật hay không bộc lộ.

► Không xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người khác.

► Sử dụng nhãn hiệu phù hợp với thị trường liên quan.

Trong các bài viết kỳ tới về Sở hữu trí tuệ, TRUE LEGAL sẽ tiếp tục đi sâu làm rõ và gửi đến Quý bạn đọc bài viết về vấn đề "Nguy hiểm cho doanh nghiệp khi không đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ".

DANH MỤC BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

Bất cẩn với sở hữu trí tuệ - doanh nghiệp có thể khốn đốn

Sở hữu trí tuệ có thể nâng cao giá trị thị trường của doanh nghiệp vừa và nhỏ như thế nào

Nguy hiểm cho doanh nghiệp khi không đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

9 điều nên tránh khi đặt tên thương hiệu ở Việt Nam

10 sai lầm pháp lý các startup thường vướng phải 

Những rủi ro pháp lý startup cần biết


Với mục tiêu hỗ trợ toàn diện đem lại sự an tâm, thuận tiện và đơn giản hóa trải nghiệm kinh doanh của khách hàng, True Legal cung cấp dịch vụ pháp lý xuyên suốt hành trình kinh doanh của khách hàng trên các lĩnh vực Quản lý rủi ro và Tuân thủ của doanh nghiệp – Sở hữu trí tuệ - Quản lý thuế, Kế toán tài chính - Quản trị nội bộ doanh nghiệp. Đội ngũ chuyên viên nhiều năm kinh nghiệm trong giải quyết các vụ việc pháp lý cùng kiến thức chuyên môn sâu rộng và sự tin tưởng và tiếp tục sử dụng, giới thiệu cho bạn bè, người quen của khách hàng cũ luôn là sự mạnh mẽ khẳng định uy tín, chất lượng dịch vụ của chúng tôi.

Thông tin liên hệ yêu cầu dịch vụ tư vấn pháp lý:

CÔNG TY TNHH TRUE LEGAL VIỆT NAM

Hotline: 096 948 3539/ 093 123 3539

Điện thoại: (024) 2219 9090 

Email: info@truelegal.vn

Địa chỉ trụ sở: Số 22 Trần Kim Xuyến, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội

VPGD tại HCMC: Số 11Bis Phan Ngữ, Đakao, Quận 1, Hồ Chí Minh

 
Hotline tư vấn & hỗ trợ