Tư vấn luật đầu tưTư vấn:096.948.3539 - 096.948.3539 - 093.123.3539

28/032024

CÓ ĐƯỢC KÝ HỢP ĐỒNG TRƯỚC KHI THÀNH LẬP CÔNG TY KHÔNG?

Có được ký kết hợp đồng trước khi thành lập doanh nghiệp là một câu hỏi được rất nhiều thương nhân quan tâm. Để giải đáp thắc mắc này, thông qua chuỗi bài viết về Hợp đồng, TRUE LEGAL sẽ đi sâu vào phân tích quy định của pháp luật để trả lời câu hỏi: "Có được ký kết hợp đồng trước khi thành lập doanh nghiệp hay không?"

1. HỢP ĐỒNG TRƯỚC KHI THÀNH LẬP CÔNG TY LÀ GÌ?

Doanh nghiệp chỉ thực sự trở thành một chủ thể được pháp luật thừa nhận khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Những công việc cần phải tiến hành trước và song song với việc cấp phép trên như:  thuê mặt bằng, trụ sở, mua máy móc, trang thiết bị và rất nhiều hợp đồng khác. Như vậy khi công ty chưa “chính thức” được thành lập thì việc ký kết hợp đồng liên quan đến nhưng công việc trên có được hay không? Bài viết sau đây của TRUE LEGAL sẽ làm rõ hơn về vấn đề này.

Theo quy định tại Điều 18 Luật Doanh nghiệp thì:

Điều 18. Hợp đồng trước đăng ký doanh nghiệp

1. Người thành lập doanh nghiệp được ký hợp đồng phục vụ cho việc thành lập và hoạt động của doanh nghiệp trước và trong quá trình đăng ký doanh nghiệp.

2. Trường hợp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp phải tiếp tục thực hiện quyền và nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng đã ký kết quy định tại khoản 1 Điều này và các bên phải thực hiện việc chuyển giao quyền, nghĩa vụ theo hợp đồng theo quy định của Bộ luật Dân sự, trừ trường hợp trong hợp đồng có thỏa thuận khác.

3. Trường hợp doanh nghiệp không được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, người ký kết hợp đồng theo quy định tại khoản 1 Điều này chịu trách nhiệm thực hiện hợp đồng; trường hợp có người khác tham gia thành lập doanh nghiệp thì cùng liên đới chịu trách nhiệm thực hiện hợp đồng đó.

Theo đó, “Người thành lập doanh nghiệp là cá nhân, tổ chức thành lập hoặc góp vốn để thành lập doanh nghiệp” hoàn toàn được ký kết hợp đồng để phục vụ cho quá trình cấp phép Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

2. ĐẶC ĐIỂM CỦA HỢP ĐỒNG KÝ KẾT TRƯỚC KHI THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP

2.1. Chủ thể:

Theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp Việt Nam thì đối với các hợp đồng trước đăng ký kinh doanh sẽ do người thành lập doanh nghiệp xác lập. Do đó, đối với từng loại hình công ty mà chủ thể xác lập là tương ứng được xác định như chủ sở hữu, thành viên góp vốn, cổ đông sáng lập hoặc người đại diện theo pháp luật của công ty.Có thể thấy, yêu cầu này là cần thiết vì chỉ có những chủ thể thành lập mới là người có quyền và nghĩa vụ sát sườn nhất với doanh nghiệp đang hoặc sẽ được thành lập. 

2.2. Mục đích và thời điểm

Một đặc trưng quan trọng quyết định một hợp đồng có phải là hợp đồng trước đăng ký doanh nghiệp hay không là mục đích và thời điểm xác lập của hợp đồng. 

Như tên gọi của nó, hợp đồng trước đăng ký doanh nghiệp có đặc điểm khác biệt về thời điểm xác lập: “trước và trong quá trình đăng ký doanh nghiệp”. Tại thời điểm này, doanh nghiệp chưa có tư cách pháp nhân, vì vậy chưa thể ký kết hợp đồng nhân danh công ty, trong khi đó nhu cầu kinh doanh, chuẩn bị trụ sở, trang thiết bị yêu cầu người thành lập phải giao kết các hợp đồng vì lợi ích và phục vụ cho công ty. Nếu người thành lập nhân danh mình giao dịch vì lợi ích cá nhân trước và trong quá trình đăng ký doanh nghiệp hoặc giao dịch sau khi có giấy phép đăng ký kinh doanh thì đều không coi là giao dịch trước đăng ký doanh nghiệp. 

2.3 Trách nhiệm pháp lý:

Khi doanh nghiệp được thành lập: Doanh nghiệp phải tiếp tục thực hiện quyền và nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng đã ký kết, trừ khi các bên có thỏa thuận khác. Quy định này là hoàn toàn hợp lý vì mục đích của hợp đồng là phục vụ lợi ích cho doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp đã được công nhận trước pháp luật, doanh nghiệp sẽ phải tiếp tục thực hiện quyền và nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng nhân danh chính mình, có thể ủy quyền cho người thành lập hoặc người đại diện theo pháp luật. Nhưng khi đó, chủ thể chịu trách nhiệm chính là doanh nghiệp trừ khi các bên có thỏa thuận khác. Pháp luật đảm bảo hài hòa quyền lợi của các bên ký kết hợp đồng và tôn trọng sự tự do ý chí, thỏa thuận.

 Khi doanh nghiệp không được đăng ký kinh doanh: Người ký kết hợp đồng phải chịu trách nhiệm hoặc người thành lập doanh nghiệp liên đới chịu trách nhiệm thực hiện hợp đồng đó. Quy định này nhằm đảm bảo quyền lợi của bên còn lại trong giao kết hợp đồng trước khi đăng ký doanh nghiệp. Tức là quyền và nghĩa vụ của họ vẫn được đảm bảo dù công ty có được thành lập không. Và trong trường hợp doanh nghiệp không được đăng ký kinh doanh thì gặp rủi ro là người ký kết hợp đồng nhân danh mình hoặc những người thành lập liên đới chịu trách nhiệm.

Nằm trong chuỗi bài viết về Hợp đồng, trong bài viết tiếp theo, TRUE LEGAL xin gửi tới Quý bạn đọc bài viết về "Thẩm quyền ký kết hợp đồng trong doanh nghiệp là những ai?"

Trân thành cảm ơn sự đón đọc của Quý độc giả.

DANH MỤC BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

Ai là người có thẩm quyền ký hợp đồng trong doanh nghiệp

Ai là người có thẩm quyền ký hợp đồng khi người đại diện vắng mặt


Với mục tiêu hỗ trợ toàn diện đem lại sự an tâm, thuận tiện và đơn giản hóa trải nghiệm kinh doanh của khách hàng, True Legal cung cấp dịch vụ pháp lý xuyên suốt hành trình kinh doanh của khách hàng trên các lĩnh vực Quản lý rủi ro và Tuân thủ của doanh nghiệp – Sở hữu trí tuệ - Quản lý thuế, Kế toán tài chính - Quản trị nội bộ doanh nghiệp. Đội ngũ chuyên viên nhiều năm kinh nghiệm trong giải quyết các vụ việc pháp lý cùng kiến thức chuyên môn sâu rộng và sự tin tưởng và tiếp tục sử dụng, giới thiệu cho bạn bè, người quen của khách hàng cũ luôn là sự mạnh mẽ khẳng định uy tín, chất lượng dịch vụ của chúng tôi.

Thông tin liên hệ yêu cầu dịch vụ tư vấn pháp lý:

CÔNG TY TNHH TRUE LEGAL VIỆT NAM

Hotline: 096 948 3539/ 093 123 3539

Điện thoại: (024) 2219 9090 

Email: info@truelegal.vn

Địa chỉ trụ sở: Số 22 Trần Kim Xuyến, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội

VPGD tại HCMC: Số 11Bis Phan Ngữ, Đakao, Quận 1, Hồ Chí Minh

Hotline tư vấn & hỗ trợ