DỊCH VỤ CÔNG BỐ MỸ PHẨM NHẬP KHẨU
DỊCH VỤ CÔNG BỐ MỸ PHẨM NHẬP KHẨU
Quý khách hàng là doanh nghiệp, tổ chức đang có nhu cầu công bố mỹ phẩm nhập khẩu để có thể nhập khẩu và phân phối sản phẩm một cách hợp pháp tại Việt Nam, tuy nhiên lại chưa nắm rõ về các thủ tục pháp lý, thời gian thực hiện cũng như là các công việc cần thiết và giấy tờ cần chuẩn bị? Quý khách hàng đang băn khoăn về các rủi ro có thể gặp phải trong quá trình thực hiện công bố mỹ phẩm? Hay cảm thấy bối rối khi có quá nhiều bên dịch vụ hỗ trợ thủ tục này và không biết lựa chọn đơn vị nào đủ uy tín và năng lực thực hiện?
TẠI SAO PHẢI CÔNG BỐ MỸ PHẨM
TẠI SAO PHẢI CÔNG BỐ MỸ PHẨM

TUÂN THỦ THEO QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM
Theo quy định tại Thông tư 06/2011/TT-BYT của Bộ Y tế quy định về quản lý mỹ phẩm, Các tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm mỹ phẩm ra thị trường chỉ được phép đưa mỹ phẩm ra lưu thông khi đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm.

TỐI ƯU HÓA HOẠT ĐỘNG KINH DOANH, SẢN XUẤT CỦA DOANH NGHIỆP
Khi làm thủ tục hải quan nhập khẩu, Doanh nghiệp cần xuất trình số tiếp nhận Phiếu công bố mỹ phẩm khi làm thủ tục hải quan. Cán bộ hải quan có trách nhiệm tra cứu thông tin về số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm đã được Cục Quản lý Dược – Bộ Y tế cấp trên hệ thống cơ sở dữ liệu của Cổng thông tin một cửa quốc gia.

KHẲNG ĐỊNH UY TÍN DOANH NGHIỆP
Khi công bố mỹ phẩm, Doanh nghiệp, tổ chức hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính an toàn, hiệu quả và chất lượng sản phẩm. Vì vậy, đây là cơ sở để Doanh nghiệp khẳng định thương hiệu uy tín về chất lượng và nguồn gốc của sản phẩm, đảm bảo an toàn cho sức khỏe để người tiêu dùng có thể yên tâm sử dụng.
300+
Khách hàng tin tưởng sử dụng công bố mỹ phẩm của True Legal
400+
Nhãn hàng mỹ phẩm đã được công bố thành công
2000+
Sản phẩm mỹ phẩm được công bố thành công
LIÊN HỆ ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ CÔNG BỐ SẢN PHẨM MỸ PHẨM HÔM NAY
"GỌI ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN: 096.948.3539"
LIÊN HỆ ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ CÔNG BỐ SẢN PHẨM MỸ PHẨM HÔM NAY
"GỌI ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN: 096.948.3539"
ĐỐI TƯỢNG NÀO PHẢI LÀM CÔNG BỐ MỸ PHẨM NHẬP KHẨU
ĐỐI TƯỢNG NÀO PHẢI LÀM CÔNG BỐ MỸ PHẨM NHẬP KHẨU
ĐỐI TƯỢNG PHẢI CÔNG BỐ MỸ PHẨM
- Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường thì phải làm thủ tục công bố mỹ phẩm.
ĐỐI TƯỢNG KHÔNG PHẢI CÔNG BỐ MỸ PHẨM
- Tổ chức, cá nhân nhận mỹ phẩm là quà biếu, quà tặng.
- Quà biếu, quà tặng của tổ chức, cá nhân nước ngoài cho tổ chức, cá nhân Việt Nam có trị giá không vượt quá 2.000.000 đồng.
- Tổ chức, cá nhân nhập khẩu mỹ phẩm để trưng bày tại hội chợ, triển lãm và các trường hợp tạm nhập tái xuất khác.
ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG BỐ MỸ PHẨM
ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG BỐ MỸ PHẨM
ĐƠN VỊ, DOANH NGHIỆP PHẢI CÓ GIẤY PHÉP KINH DOANH HỢP PHÁP
Doanh nghiệp kinh doanh mỹ phẩm nhập khẩu phải được thành lập hợp pháp trước khi thực hiện hoạt động kinh doanh. Đồng thời doanh nghiệp phải có chức năng kinh doanh mỹ phẩm, nghĩa là có một trong những ngành nghề sau:
- Mã ngành 4649 với nội dung chi tiết: Bán buôn mỹ phẩm;
- Mã ngành 4772 với nội dung chi tiết : Bán lẻ mỹ phẩm
- Mã ngành 4789 với nội dung chi tiết : bán lẻ mỹ phẩm tại chợ
(Hệ thống mã ngành nghề theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg)
Nếu Doanh nghiệp của Quý khách hàng đang không thoải mãn các điều kiện trên, True Legal sẵn sàng hỗ trợ hoàn tất các điều kiện trong thời gian nhanh nhất và với chi phí hợp lý, đảm bảo tiến trình công bố mỹ phẩm được thực hiện theo đúng kế hoạch của Quý Khách hàng.
CÁC BƯỚC CÔNG BỐ MỸ PHẨM
CÁC BƯỚC CÔNG BỐ MỸ PHẨM
BƯỚC 1: KIỂM TRA DẠNG VÀ THÀNH PHẦN SẢN PHẨM MỸ PHẨM
Trước khi tiến hành nhập khẩu hay công bố mỹ phẩm cần kiểm tra về dạng sản phẩm mỹ phẩm dự định nhập về. Thực tế nhiều trường hợp sản phẩm của khách hàng lại không phù hợp xuất khẩu vẫn được xếp vào mỹ phẩm (ví dụ : sản phẩm bôi hỗ trợ xương khớp, sản phẩm dạng tiêm vào da, sản phẩm nước rửa tay khô kháng khuẩn…) .
Bên cạnh đó, cần kiểm tra thành phần của sản phẩm với quy định tại Phụ lục (Annexes) của Hiệp định mỹ phẩm ASEAN. Nếu mỹ phẩm không có chất cấm hoặc chất vượt quá giới hạn thì sẽ tiến hành các bước công bố. Nếu trường hợp có chất chấm hoặc chất vượt quá giới hạn thì dừng lại không công bố, hoặc có phương án điều chỉnh thành phần, hàm lượng với Nhà sản xuất.
Để hạn chế tối đa rủi ro, True Legal sẽ cùng đội ngũ chuyên gia sẽ phân tích hồ sơ, kiểm tra thông tin sản phẩm và các chất có trong thành phần và đánh giá sự phù hợp của dạng sản phẩm cũng như thành phần trong hồ sơ giúp Quý khách hàng.
BƯỚC 2: CHUẨN BỊ HỒ SƠ CÔNG BỐ MỸ PHẨM NHẬP KHẨU
GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ KINH DOANH CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN CHỊU TRÁCH NHIỆM ĐƯA SẢN PHẨM RA THỊ TRƯỜNG
Doanh nghiệp đã có ngành nghề kinh doanh mỹ phẩm:
- Mã ngành 4649 với nội dung chi tiết: Bán buôn mỹ phẩm;
- Mã ngành 4772 với nội dung chi tiết : Bán lẻ mỹ phẩm
- Mã ngành 4789 với nội dung chi tiết : bán lẻ mỹ phẩm tại chợ
(Hệ thống mã ngành nghề theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg)
GIẤY CHỨNG NHẬN LƯU HÀNH TỰ DO (CERTIFICATE OF FREE SALE)
Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of Free Sales (CFS)) là giấy chứng nhận do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp cho thương nhân xuất khẩu mỹ phẩm ghi trong CFS để chứng nhận rằng mỹ phẩm đó được sản xuất và được phép lưu hành tự do tại nước xuất khẩu. Như vậy, CFS do bên xuất khẩu xin, Quý khách hàng cần lưu ý để làm việc với bên đối tác xuất khẩu để có được CFS sớm, cân đối để việc công bố được hoàn thành trước khi làm thủ tục hải quan.
CFS phải đáp ứng đủ các yêu cầu sau:
- CFS do nước sở tại cấp là bản chính hoặc bản sao có chứng thực hợp lệ, còn hạn. Trường hợp CFS không nêu thời hạn thì phải là bản được cấp trong vòng 24 tháng kể từ ngày cấp;
- CFS phải được hợp pháp hoá lãnh sự theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hoá lãnh sự theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;
- Trên CFS phải ghi rõ là sản phẩm, hàng hóa được sản xuất và bán tự do tại thị trường của nước sản xuất;
***Lưu ý:
- CFS nếu không phải được cơ quan có thẩm quyền của nước sản xuất sản phẩm cấp thì không hợp lệ theo quy định pháp luật Việt Nam.
- Hiện tại một số nước trong CPTPP (Canada, Nhật Bản, Singapore, New Zeland,…) thì không cần phải cung cấp CFS.
Thủ tục xin CFS do nhà xuất khẩu thực hiện, trong một số trường hợp nhà xuất khẩu xin CFS tại tổ chức khác không phải cơ quan có thẩm quyền hoặc kê khai thông tin tên, địa chỉ, sản phẩm sai lệch so với thực tế ảnh hưởng đến hiệu lực pháp lý của CFS cũng như phát sinh rủi ro trong quá trình công bố mỹ phẩm sau này. Để tránh gặp những sự cố trên, True Legal sẽ cùng đội ngũ chuyên gia phân tích hồ sơ và đánh giá sự phù hợp về tính pháp lý của CFS.
GIẤY UỶ QUYỀN (LETTER OF AUTHORIZED (LOA) HAY POWER OF ATTORNEY (POA))
Giấy ủy quyền do chính Nhà sản xuất hoặc chủ sở hữu sản phẩm và Doanh nghiệp giao kết với nhau.
Giấy uỷ quyền phải là bản có chứng thực chữ ký và được hợp pháp hoá lãnh sự theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hoá lãnh sự theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên (Ví dụ: Giấy ủy quyền của nhà sản xuất/chủ sở hữu Nga);
Ngôn ngữ trình bày phải bằng tiếng Việt, tiếng Anh hoặc song ngữ tiếng Việt và tiếng Anh;
Nội dung giấy ủy quyền phải nêu rõ:
- Tên, địa chỉ của nhà sản xuất; trường hợp bên uỷ quyền là chủ sở hữu sản phẩm thì cần nêu rõ tên, địa chỉ của chủ sở hữu sản phẩm và tên, địa chỉ của nhà sản xuất;
- Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân được ủy quyền;
- Danh sách nhãn hàng và tên sản phẩm;
- Phạm vi ủy quyền (đứng tên công bố và phân phối sản phẩm mỹ phẩm tại Việt Nam);
- Thời hạn ủy quyền;
- Cam kết của nhà sản xuất hoặc chủ sở hữu sản phẩm cung cấp đầy đủ Hồ sơ thông tin sản phẩm (PIF) cho tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường tại Việt Nam;
- Tên, chức danh, chữ ký của người đại diện cho bên uỷ quyền
*** Lưu ý:
Giấy ủy quyền do đơn vị thương mại (Đại lý, nhà phân phối, đơn vị được Nhà sản xuất/ Chủ sở hữu ủy quyền phân phối, Siêu thị, Trung tâm thương mại…) mà không phải trực tiếp là nhà sản xuất hoặc chủ sở hữu sản phẩm ủy quyền thì giấy ủy quyền đó không hợp lệ theo quy định Việt Nam.
Nội dung của Thư ủy quyền có thể theo form cố định sẵn có của chủ sở hữu/nhà sản xuất, tuy nhiên có thể form đó được dùng để ủy quyền cho các nhà nhập khẩu ở các nước khác nhau, có thể có một số nội dung chưa có hoặc chưa phù hợp với quy định của Việt Nam dẫn đến thư ủy quyền đã được ký, đóng dấu, hợp pháp hóa lãnh sự nhưng lại không có hiệu lực pháp lý tại Việt Nam. Hoặc trong nhiều trường hợp, chủ sở hữu/nhà sản xuất chưa có sẵn form ủy quyền. Để hạn chế tối đa rủi ro và tiết kiệm thời gian khi chuẩn bị giấy tờ để công bố mỹ phẩm, True Legal sẽ cùng đội ngũ chuyên gia phân tích hồ sơ và đánh giá sự phù hợp về tính pháp lý của LOA, soạn LOA mẫu đảm bảo về nội dung và hiệu lực pháp lý cho Quý khách hàng.
BẢNG CÔNG THỨC THÀNH PHẦN
Bảng thành phần do đơn vị sản xuất hoặc nhà cung cấp sản phẩm mỹ phẩm cung cấp cho doanh nghiệp nhập khẩu về Việt Nam.
- Yêu cầu thành phần không được chứa các chất có trong quy định về các chất cấm theo Quy định tại Phụ lục (Annexes) của Hiệp định mỹ phẩm ASEAN.
Ví dụ: Các chất cấm thường gặp trong sản phẩm: Antibiotics, Diethylene Glycol, Human Adipocyte Conditioned Media Extract, Isopropylparaben, Isobutylparaben, Phenylparaben, Benzylparaben, Pentyparaben, Phytomenadione, Phytonadion, rh – Oligopeptide-1,…;
- Nêu đầy đủ tỷ lệ phần trăm của các thành phần có quy định về giới hạn nồng độ, hàm lượng tại các Phụ lục (Annexes) của Hiệp định mỹ phẩm ASEAN
Ví dụ: Các chất yêu cầu giới hạn hàm lượng thường gặp trong sản phẩm Methylpareben không được vượt quá (0.4); Chlorpenesin không được vượt quá 0.3%, Homosalate không được vượt quá 10%,..;
PHIẾU CÔNG BỐ MỸ PHẨM NHẬP KHẨU
Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm được lập theo mẫu Phụ lục số 01-MP của thông tư 32/2019/TT-BYT ngày 16 tháng 12 năm 2019.
Các thông tin cần thể hiện trên Phiếu công bố sản phẩm:
- Tên nhãn hàng và tên sản phẩm;
- Dạng sản phẩm;
- Mục đích sử dụng;
- Dạng trình bày;
- Đơn vị chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường;
- Nhà sản xuất, đơn vị đóng gói, đơn vị xuất khẩu;
- Danh sách thành phần sản phẩm.
True Legal sẽ cùng đội ngũ chuyên gia phân tích hồ sơ và đánh giá sự phù hợp về tính pháp lý của giấy tờ, tài liệu Khách hàng cung cấp và soạn thảo Phiếu công bố mỹ phẩm đảm bảo về nội dung và hiệu lực pháp lý cho Quý khách hàng.
TÀI KHOẢN VÀ CHỮ KÝ SỐ
Kể từ 01/07/2017, để thực hiện công bố mỹ phẩm, doanh nghiệp bắt buộc phải up hồ sơ online trên hệ thống một cửa Quốc gia tại địa chỉ: https://vnsw.gov.vn/.
Do vậy, doanh nghiệp cần cần phải đăng ký tài khoản trên hệ thống này. Đồng thời chuẩn bị đăng ký chữ ký số của doanh nghiệp với hệ thống hải quan.
ch thành phần sản phẩm.
True Legal sẽ cùng đội ngũ chuyên gia phân tích hồ sơ và đánh giá sự phù hợp về tính pháp lý của giấy tờ, tài liệu Khách hàng cung cấp và soạn thảo Phiếu công bố mỹ phẩm đảm bảo về nội dung và hiệu lực pháp lý cho Quý khách hàng.
BƯỚC 3: NỘP HỒ SƠ ONLINE TẠI CỔNG THÔNG TIN MỘT CỬA QUỐC GIA
BƯỚC 4: NỘP LỆ PHÍ CÔNG BỐ MỸ PHẨM
BƯỚC 5: NHẬN PHẢN HỒI TỪ CỤC QUẢN LÝ DƯỢC
BƯỚC 6: LƯU TRỮ HỒ SƠ
Theo quy định tại khoản 4, điều 48, 06/2011/TT-BYT: thương nhân lưu giữ Hồ sơ thông tin sản phẩm (PIF) trong thời gian tối thiểu 03 năm kể từ khi lô sản xuất cuối cùng được đưa ra thị trường và xuất trình khi cơ quan chức năng kiểm tra, thanh tra yêu cầu.
CÁC LƯU Ý KHI CÔNG BỐ MỸ PHẨM
CÁC LƯU Ý KHI CÔNG BỐ MỸ PHẨM
CÁC TRƯỜNG HỢP ĐƯỢC LÀM CÙNG MỘT PHIẾU CÔNG BỐ
Các sản phẩm cùng một chủ sở hữu sản phẩm thuộc một trong các trường hợp sau đây được phép công bố trong một Phiếu công bố:
- Các sản phẩm được đóng dưới tên chung và được bán dưới dạng một bộ sản phẩm.
- Các sản phẩm cùng tên, cùng dòng sản phẩm có công thức tương tự nhau nhưng có màu sắc hoặc mùi khác nhau (Riêng đối với sản phẩm nhuộm tóc, nước hoa công bố riêng cho từng màu, mùi).
- Các dạng khác sẽ được Cục Quản lý dược – Bộ Y tế quyết định dựa vào quyết định của Hội đồng mỹ phẩm ASEAN.
YÊU CẦU THÔNG TIN
Thông tin hồ sơ trên CFS, LOA và trên nhãn gốc của sản phẩm phải thống nhất với nhau.
THỜI GIAN THỰC HIỆN: 15-20 NGÀY LÀM VIỆC
Trong trường hợp Quý khách hàng cần số tiếp nhận Phiếu công bố mỹ phẩm gấp để làm thủ tục hải quan, hạn chế chi phí lưu kho lưu bãi, True Legal có thể tham gia hỗ trợ xử lý hồ sơ để có kết quả dưới 10 ngày.
HIỆU LỰC CỦA PHIẾU CÔNG BỐ: 05 NĂM
Khi đã hết hiệu lực là sản phẩm mỹ phẩm đó vẫn còn được lưu hành thì tổ chức, cá nhân cần thực hiện lại công bố trước thời hạn.
TẠI SAO NÊN CHỌN SỬ DỤNG DỊCH VỤ CỦA TRUE LEGAL
TẠI SAO NÊN CHỌN SỬ DỤNG DỊCH VỤ CỦA TRUE LEGAL
CUNG CẤP BIỂU MẪU, KIỂM TRA VÀ XÁC NHẬN TÍNH HỢP LỆ CỦA GIẤY TỜ TRƯỚC KHI ĐEM ĐI HỢP PHÁP HÓA LÃNH SỰ VÀ ĐƯA VỀ VIỆT NAM
- Cung cấp biểu mẫu CFS theo quy định từng nước;
- Cung cấp biểu mẫu, xây dựng nội dung thư ủy quyền (LOA/POA).
KIỂM TRA THÔNG TIN SẢN PHẨM VÀ XÂY DỰNG NỘI DUNG HỒ SƠ CÔNG BỐ MỸ PHẨM
- Xây dựng nội dung công dụng sản phẩm mỹ phẩm phù hợp với yêu cầu.
- Kiểm tra thông tin hồ sơ so với nhãn sản phẩm
- Kiểm tra và xác nhận các thông tin về thành phần sản phẩm
ĐƯA RA DẪN CHỨNG, CĂN CỨ PHÁP LÝ VÀ HỖ TRỢ GIẢI TRÌNH VỚI CƠ QUAN NHÀ NƯỚC TRONG TRƯỜNG HỢP CÓ VƯỚNG MẮC PHÁP LÝ PHÁT SINH
HỖ TRỢ DỊCH VỤ CHO CÁC THỦ TỤC SAU CÔNG BỐ MỸ PHẨM
- Xây dựng Hồ sơ PIF (Product information file) từ Nhà sản xuất để hoàn thiện hồ sơ hậu kiểm.
- Thiết kế nhãn phụ sản phẩm
- Tư vấn và thực hiện thủ tục xin xác nhận Quảng cáo mỹ phẩm
GÓI CHI PHÍ HỢP LÝ TÙY THEO SỐ LƯỢNG SẢN PHẨM DỊCH VỤ
CÁC CÔNG VIỆC PHÁP LÝ CẦN LÀM SAU KHI CÔNG BỐ MỸ PHẨM
CÁC CÔNG VIỆC PHÁP LÝ CẦN LÀM SAU KHI CÔNG BỐ MỸ PHẨM
Chuẩn bị hồ sơ khai báo hải quan
– Invoice, packing list: Bản chụp (ký, đóng dấu, chức danh và không đóng dấu: Sao y bản chính);
– Bill (Vận đơn): Original bill, hoặc telex bill, surrender bill (bản chụp);
– Hóa đơn cước biển và Hóa đơn CIC tại cảng Hải Phòng, Cát Lái: trong trường hợp mua giá FOB;
– Hóa đơn phụ phí tại cảng xuất: Trường hợp mua giá EXW;
– Phiếu tiếp nhận công bố mỹ phẩm/Số tiếp nhận phiếu công bố mỹ phẩm;
– Thực hiện khai báo hải quan.
Đóng thuế nhập khẩu
– Tra mã HS của sản phẩm (thường là 3304, 3307);
***Lưu ý: khi chọn mã HS tương ứng với dạng sản phẩm trong Phiếu công bố mỹ phẩm;
– Tra thuế nhập khẩu theo biểu thuế XNK hiện hành; thuế VAT theo Luật Thuế.
Sử dụng Phiếu công bố mỹ phẩm khi làm thủ tục hải quan
Sau khi có công bố mỹ phẩm, hàng hóa cập cảng, hoặc sân bay, khách hàng khai báo hải quan điện tử. Thông thường hàng mỹ phẩm hay bị kiểm hóa để đối chiếu hàng thực tế so với công bố mỹ phẩm có khớp nhau hay không.
***Lưu ý: Thành phần của sản phẩm thay đổi theo tháng, năm. Trước mỗi một lô hàng mới, doanh nghiệp cần kiểm tra lại thành phẩn sản phẩm có thay đổi không? Nếu có sự thay đổi, cần làm công bố mỹ phẩm mới cho sản phẩm. Tránh trường hợp, khi hàng cập cảng, hải quan đề xuất mở container kiểm hóa.
Nội dung phải được thể hiện trên nhãn sản phẩm:
- Tên của sản phẩm;
- Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường;
- Xuất xứ của hàng hóa;
- Định lượng;
- Thành phần công thức đầy đủ: Phải ghi rõ các thành phần theo danh pháp quốc tế quy định trong các ấn phẩm mới nhất (không phải ghi tỷ lệ phần trăm của các thành phần);
- Số lô sản xuất;
- Hướng dẫn sử dụng, trừ khi dạng trình bày đã thể hiện rõ ràng cách sử dụng của sản phẩm;
- Ngày sản xuất hoặc hạn dùng phải được thể hiện một cách rõ ràng (ví dụ: ngày/tháng/năm). Có thể dùng từ “ngày hết hạn” hoặc “sử dụng tốt nhất trước ngày”, nếu cần thiết có thể bổ sung thêm điều kiện chỉ định cần tuân thủ để đảm bảo sự ổn định của sản phẩm;
- Với những sản phẩm có độ ổn định dưới 30 tháng, bắt buộc phải ghi ngày hết hạn;
- Lưu ý về an toàn khi sử dụng, đặc biệt theo những lưu ý nằm trong cột “Điều kiện sử dụng và những cảnh báo bắt buộc phải in trên nhãn sản phẩm” được đề cập trong các phụ lục của Hiệp định mỹ phẩm ASEAN, những thận trọng này bắt buộc phải thể hiện trên nhãn sản phẩm.
*** Lưu ý : Trường hợp do kích thước của hàng hóa không đủ để thể hiện tất cả các nội dung bắt buộc trên nhãn thì phải ghi những nội dung số 1, 2, 3 ở trên lên nhãn hàng hóa, những nội dung khác được ghi trong tài liệu kèm theo hàng hóa và trên nhãn phải chỉ ra nơi ghi các nội dung đó.
Ngôn ngữ trình bày: Tiếng Việt, nội dung ghi trên nhãn phụ là nội dung dịch nguyên ra tiếng Việt từ các nội dung bắt buộc ghi trên nhãn gốc và bổ sung các nội dung bắt buộc khác còn thiếu theo tính chất của hàng hóa.
Phần 1. Tài liệu hành chính và tóm tắt về sản phẩm
- Tài liệu hành chính:
- Bản sao Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm có số tiếp nhận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
- Giấy uỷ quyền của nhà sản xuất hoặc chủ sở hữu sản phẩm hoặc thư thoả thuận liên quan đến sản phẩm;
- Giấy chứng nhận lưu hành tự do – CFS (đối với mỹ phẩm nước ngoài nhập khẩu);
- Các tài liệu hành chính có liên quan khác (Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép đầu tư của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường);
- Các thành phần và tỷ lệ phần trăm của tất cả các thành phần trong công thức.
- Nhãn và thông tin sản phẩm:
- Nhãn sản phẩm;
- Tờ hướng dẫn sử dụng (nếu có).
- Công bố về sản xuất:
- Công bố của nhà sản xuất về việc sản phẩm được sản xuất phù hợp với các nguyên tắc, tiêu chuẩn “Thực hành tốt sản xuất mỹ phẩm” của Hiệp hội các nước Đông Nam á (CGMP-ASEAN) hoặc tương đương;
- Hệ thống ghi số lô/ mã sản phẩm.
- Đánh giá an toàn sản phẩm mỹ phẩm: Công bố an toàn (với ý kiến kết luận có chữ ký, tên và văn bằng chứng chỉ của đánh giá viên).
- Tóm tắt những tác dụng không mong muốn trên người (nếu có).
- Tài liệu thuyết minh tính năng, công dụng của sản phẩm mỹ phẩm (tóm tắt): Báo cáo về đánh giá tính năng, công dụng của sản phẩm dựa theo thành phần và kết quả thử nghiệm.
*** Lưu ý: Phần 1 của Hồ sơ thông tin sản phẩm phải được xuất trình ngay cho cơ quan kiểm tra, thanh tra khi được yêu cầu; các phần khác nếu chưa đầy đủ thì xuất trình trong vòng 15-60 ngày kể từ ngày kiểm tra theo yêu cầu của cơ quan chức năng.
Phần 2. Chất lượng của nguyên liệu
- Tiêu chuẩn chất lượng và phương pháp kiểm nghiệm của nguyên liệu. Đối với thành phần hương liệu, nêu rõ tên và mã số hương liệu, tên và địa chỉ nhà cung cấp, cam kết phù hợp với hướng dẫn của Hiệp hội Hương liệu Quốc tế (IFRA).
- Dữ liệu an toàn của nguyên liệu dựa trên thông tin từ nhà cung cấp, những dữ liệu đã được công bố hoặc báo cáo từ các Uỷ ban khoa học (ACSB, SCCP, CIR).
Phần 3. Chất lượng của thành phẩm
- Công thức của sản phẩm: Ghi tên đầy đủ các thành phần theo danh pháp quốc tế và tỷ lệ phần trăm của các thành phần trong công thức. Nêu rõ công dụng của từng thành phần nguyên liệu;
- Sản xuất:
- Thông tin chi tiết về nhà sản xuất: quốc gia, tên và địa chỉ nhà sản xuất, nhà đóng gói;
- Tóm tắt quy trình sản xuất;
- Các thông tin chi tiết thêm về quy trình sản xuất, quản lý chất lượng và các hồ sơ liên quan về sản xuất, cần được chuẩn bị sẵn sàng tuỳ theo yêu cầu cơ quan quản lý.
- Tiêu chuẩn và các phương pháp thử của thành phẩm:
- Các chỉ tiêu sử dụng kiểm tra giới hạn vi sinh trong thành phẩm;
- Các phương pháp thử tương ứng với tiêu chuẩn chất lượng để kiểm tra mức độ đạt;
- Báo cáo tóm tắt về độ ổn định của sản phẩm (cho sản phẩm có tuổi thọ dưới 30 tháng): Báo cáo và dữ liệu nghiên cứu độ ổn định hoặc đánh giá độ ổn định để thuyết minh cho hạn sử dụng của sản phẩm.
Phần 4. An toàn và hiệu quả
- Đánh giá tính an toàn: Báo cáo đánh giá về tính an toàn trên người của thành phẩm dựa theo thành phần trong công thức, cấu trúc hoá học của thành phần và ngưỡng gây hại (có tên và chữ ký của đánh giá viên);
- Sơ yếu lý lịch của đánh giá viên về tính an toàn của sản phẩm;
- Báo cáo mới nhất về tác dụng phụ hay tác dụng không mong muốn (nếu có), được cập nhật thường xuyên;
- Tài liệu thuyết minh tính năng, công dụng của sản phẩm công bố trên bao bì sản phẩm: Báo cáo đầy đủ về Đánh giá tính năng, công dụng của sản phẩm dựa theo thành phần và kết quả thử nghiệm (có tên và và chữ ký của đánh giá viên).
- Đăng ký nhãn hiệu và Đăng ký bản quyền tác giả (bảo hộ thiết kế hình ảnh);
- Bán hàng trên các trang mạng xã hội, Sàn thương mại điện tử, Website bán hàng riêng;
*** Lưu ý: Đối với hình thức này, Quý khách hàng cần lưu ý thực hiện thủ tục thông báo/đăng ký website để tuân thủ quy định của Bộ Công thương, đồng thời nâng cao uy tín website cũng như khẳng định thương hiệu của Doanh nghiệp.
- Quảng cáo trên các báo giấy, trang thông tin điện tử, bảng biển hiệu, phương tiện giao thông, hội nghị, hội chợ, triển lãm, chương trình văn hóa, thể thao,…;
*** Lưu ý: Mỹ phẩm là một sản phẩm đặc thù cần phải được kiểm soát chặt chẽ khi lưu thông trên thị trường. Vì vậy theo quy định của Bộ Y tế, trước khi quảng cáo sản phẩm mỹ phẩm, Quý khách hàng cần phải có Giấy xác nhận nội dung quảng cáo của Sở Y tế địa phương nơi Doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
- Thực hiện Chương trình khuyến mãi, tặng sản phẩm.
*** Lưu ý: Quý khách hàng lưu ý một số nhóm chương trình cần phải thực hiện thủ tục thông báo/ đăng ký thực hiện hoạt động Khuyến mãi để tránh rủi ro pháp lý trong quá trình diễn ra chương trình.
QUY ĐỊNH VỀ XỬ PHẠT THEO NGHỊ ĐỊNH 176/2013/NĐ-CP
QUY ĐỊNH VỀ XỬ PHẠT THEO NGHỊ ĐỊNH 176/2013/NĐ-CP
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
- Thông tin mỹ phẩm có tác dụng như thuốc, làm cho người tiêu dùng hiểu nhầm sản phẩm đó là thuốc.
Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
- Kê khai không trung thực các nội dung đã cam kết trong phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm;
- Không công bố sản phẩm mỹ phẩm trước khi đưa sản phẩm ra lưu thông trên thị trường theo quy định của pháp luật đối với nhà sản xuất mỹ phẩm trong nước hoặc nhà nhập khẩu mỹ phẩm.
Biện pháp khắc phục hậu quả:
- Buộc tiêu hủy mỹ phẩm;
- Kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi số tiếp nhận phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi nhập khẩu mỹ phẩm không còn nguyên vẹn bao bì, không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
- Nhập khẩu mỹ phẩm có thành phần chất cấm sử dụng trong mỹ phẩm hoặc vượt quá giới hạn cho phép đối với chất có quy định giới hạn nồng độ, hàm lượng sử dụng theo quy định của pháp luật;
- Nhập khẩu mỹ phẩm đã bị nước sản xuất công bố cấm lưu hành trên thị trường.
Biện pháp khắc phục hậu quả có thể là:
- Buộc tiêu hủy mỹ phẩm;
- Kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi số tiếp nhận phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm
HƠN 300+ KHÁCH HÀNG TIN TƯỞNG LỰA CHỌN DỊCH VỤ CÔNG BỐ MỸ PHẨM
Để được TRUE LEGAL tư vấn hỗ trợ thực hiện thủ tục và các vấn đề pháp lý liên quan

LIÊN HỆ NGAY ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ:
CÔNG TY TNHH TRUE LEGAL VIỆT NAM
› Địa chỉ trụ sở chính: Số 22, Trần Kim Xuyến, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội
› VPDD tại HCMC: Lầu 1, số 11Bis Phan Ngữ, Đa Kao, Quận 1, Hồ Chí Minh
› Số điện thoại: 096.948.3539 / (024) 2219 9090
› Email: info@truelegal.vn
› Website: https://www.truelegal.vn/