Tư vấn luật đầu tưTư vấn:096.948.3539 - 096.948.3539 - 093.123.3539

24/042024

DỊCH VỤ ĐĂNG KÝ BẢN QUYỀN TÁC GIẢ SÁCH (TÁC PHẨM VĂN HỌC)

♦ Hiểu về định nghĩa - Tác phẩm văn học bao gồm sách theo Luật Sở hữu trí tuệ (luật SHTT) và các văn bản hướng dẫn:

     Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác (điểm a, khoản 1 Điều 14 Luật SHTT)

     Căn cứ Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật (Việt Nam là thành viên), theo đó:

     "Các tác phẩm văn học và nghệ thuật" bao gồm tất cả các sản phẩm trong lĩnh vực văn học, khoa học và nghệ thuật, bất kỳ được biểu hiện theo phương thức hay dưới hình thức nào, chẳng hạn như sách, tập in nhỏ và các bản viết khác, các bài giảng, bài phát biểu, bài thuyết giáo và các tác phẩm cùng loại…

♦ Như vậy, sách là một phương thức thể hiện của tác phẩm văn học thể hiện dưới dạng chữ viết.

     ⇒ Để tác phẩm văn học không thể bị xâm phạm trái phép trên cơ sở: có căn cứ pháp lý chứng minh quyền tác giả đối với tác phẩm được cơ quan nhà nước ghi nhận và bảo vệ; có thông tin đăng tải công khai về bản quyền tác phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng… - cá nhân, tổ chức thực cần phải thực hiện đăng ký bản quyền tác giả để bảo vệ quyền và lợi chính đáng, hợp pháp.


1. Chủ thể có quyền thực hiện đăng ký

Gồm:

Tác giả
 - Tác giả là người trực tiếp sáng tạo ra một phần hoặc toàn bộ tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học.
 - Đồng tác giả là những tác giả cùng trực tiếp sáng tạo ra một phần hoặc toàn bộ tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học.
 
Chủ sở hữu quyền tác giả
 Là tổ chức, cá nhân nắm giữ một, một số hoặc toàn bộ các quyền tài sản sau:
 - Làm tác phẩm phái sinh;
 - Biểu diễn tác phẩm trước công chúng;
 - Sao chép tác phẩm;
 - Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm;
 - Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác;
 - Chủ sở hữu quyền tác giả là chính tác giả hoặc chủ thể khác được chuyển giao quyền sở hữu tác giả theo quy định của pháp luật.
Tổ chức, cá nhân được ủy quyền
 - Là tổ chức cá nhân được chủ thể có quyền (tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả ủy quyền thực hiện) ủy quyền hợp pháp bằng văn bản.

2. Hồ sơ đăng ký

Gồm các văn bản:

       Tờ khai đăng ký quyền tác giả

       02 bản sao tác phẩm âm nhạc dưới hình thức văn bản

       Bản cam đoan của tác giả có chữ ký xác thực việc sáng tạo tác phẩm

       Giấy ủy quyền trong trường hợp chủ thể đăng ký là chủ thể được ủy quyền

       Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, đồng chủ sở hữu quyền tác giả (nếu có)

       Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác 


3. Thủ tục đăng ký

♦ Cơ quan có thẩm quyền: Cục Bản quyền tác giả, Bộ văn hóa thể thao và du lịch

♦ Thời gian: 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ

♦ Trình tự:

     • Chủ thể có quyền thực hiện nộp hồ sơ đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền.
     • Sau 15 ngày làm việc, tới nhận Chứng nhận đăng ký quyền tác giả
     • Nộp lệ phí cấp giấy chứng nhận: 100.000 VNĐ trước khi nhận kết quả

4. Những câu hỏi thường gặp của khách hàng:

 Câu hỏi 1: Tôi đang muốn trích dẫn một số câu nói trong tác phẩm để làm minh họa cho bài luận văn tốt nghiệp của tôi. Mà theo tôi biết thì tác giả của tác phẩm đã tiến hành thủ tục đăng ký bản quyền cho tác phẩm đó rồi. Vậy nếu tôi trích dẫn tác phẩm mà chưa được sự cho phép của tác giả có được xem là hành vi vi phạm quyền tác giả không?

→ Trả lời: Không. Vì theo điểm a, khoản 1, Điều 25 Luật Sở hữu trí tuệ, hành động trích dẫn hợp lý tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để bình luận hoặc minh họa trong tác phẩm của mình thì không phải xin phép  và không phải trả tiền nhuận bút, thù lao. Như vậy, nếu bạn trích dẫn một các hợp lý, không làm sai ý tác giả của tác phẩm đó thì hành vi trích dẫn của bạn không bị coi là vi phạm quyền tác giả, không phải xin phép tác giả của tác phẩm đó cũng như không phải trả tiền nhuận bút, thù lao.

 Câu hỏi 2: Tôi đã đăng ký quyền tác giả đối với các phẩm truyện của mình. Và hiện đang có một công ty muốn mua lại truyện của tôi và xuất bản nó. Tôi có thể chuyển nhượng hoàn toàn các quyền của tôi liên quan đến tác phẩm truyện này không?

→ Trả lời: Không. Theo quy định tại Khoản 2, Điều 45 Luật Sở hữu trí tuệ, có một số quyền tác giả không được chuyển nhượng:

- Đặt tên cho tác phẩm;

- Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng;

- Cho phép người khác công bố tác phẩm;

- Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

 Câu hỏi 3: Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả được cấp đổi trong trường hợp nào và cách thức nộp?

→ Trả lời: Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả được cấp đổi trong trường hợp thay đổi chủ sở hữu quyền tác giả hoặc thay đổi thông tin về tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, tên tác phẩm. Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, có nhu cầu được cấp đổi Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả nộp trực tiếp, gửi qua đường bưu điện hoặc ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp đổi Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Cục Bản quyền tác giả.Địa chỉ: Số 33, ngõ 294/2 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội.


CÔNG TY TNHH TRUE LEGAL VIỆT NAM

Hotline: 096 948 3539/ 093 123 3539

Điện thoại: (024) 2219 9090 

Email: info@truelegal.vn  

Địa chỉ trụ sở: Số 22 Trần Kim Xuyến, Phường Yên Hòa, Quận Cầu Giấy, TP Hà Nội.

VPGD tại Hồ Chí Minh: Lầu 1, 11 Bis Phan Ngữ, Đa Kao, Quận 1, TP Hồ Chí Minh.

Hotline tư vấn & hỗ trợ