Tư vấn luật đầu tưTư vấn:096.948.3539 - 096.948.3539 - 093.123.3539

28/032024

DỊCH VỤ ĐĂNG KÝ BẢN QUYỀN TÁC GIẢ TÁC PHẨM ÂM NHẠC

♦ Hiểu về định nghĩa - tác phẩm âm nhạc theo Luật sở hữu trí tuệ (Luật SHTT) và các văn bản hướng dẫn:

     → Tác phẩm âm nhạc là tác phẩm được thể hiện dưới dạng nhạc nốt trong bản nhạc hoặc các ký tự âm nhạc khác hoặc được định hình trên bản ghi âm, ghi hình có hoặc không có lời, không phụ thuộc vào việc trình diễn hay không trình diễn - Điều 10, Nghị định 22/2018/NĐ-CP.

♦ Đồng thời, căn cứ vào quy định tại Luật SHTT: Tác phẩm là sản phẩm sáng tạo không phụ thuộc vào phương tiện, hình thức thể hiện.     

♦ Để tác phẩm âm nhạc không thể bị xâm phạm trái phép trên cơ sở: có căn cứ pháp lý chứng minh quyền tác giả đối với tác phẩm được cơ quan nhà nước ghi nhận và bảo vệ; có thông tin đăng tải công khai về bản quyền tác phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng… - cá nhân, tổ chức thực cần phải thực hiện đăng ký bản quyền tác giả để bảo vệ quyền và lợi chính đáng, hợp pháp.


1. Chủ thể có quyền thực hiện đăng ký

Gồm:

 

Tác giả

 - Tác giả là người trực tiếp sáng tạo ra một phần hoặc toàn bộ tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học.

 - Đồng tác giả là những tác giả cùng trực tiếp sáng tạo ra một phần hoặc toàn bộ tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học.

Chủ sở hữu quyền tác giả

 Là tổ chức, cá nhân nắm giữ một, một số hoặc toàn bộ các quyền tài sản sau:

 - Làm tác phẩm phái sinh;

 - Biểu diễn tác phẩm trước công chúng;

 - Sao chép tác phẩm;

 - Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm;

 - Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác;

 - Chủ sở hữu quyền tác giả là chính tác giả hoặc chủ thể khác được chuyển giao quyền sở hữu tác giả theo quy định của pháp luật.

Tổ chức, cá nhân được ủy quyền

 - Là tổ chức cá nhân được chủ thể có quyền (tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả ủy quyền thực hiện) ủy quyền hợp pháp bằng văn bản.


2. Hồ sơ đăng ký

Gồm các văn bản:

      Tờ khai đăng ký quyền tác giả

       02 bản sao tác phẩm âm nhạc dưới hình thức văn bản

       Bản cam đoan của tác giả có chữ ký xác thực việc sáng tạo tác phẩm

       Giấy ủy quyền trong trường hợp chủ thể đăng ký là chủ thể được ủy quyền

       Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, đồng chủ sở hữu quyền tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả, đồng chủ sở hữu quyền tác giả

       Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác do được thừa kế, chuyển giao, kế thừa


3. Thủ tục đăng ký

♦ Cơ quan có thẩm quyền: Cục Bản quyền tác giả, Bộ văn hóa thể thao và du lịch

♦ Thời gian: 20-25 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ

♦ Trình tự:

     • Chủ thể có quyền thực hiện nộp hồ sơ đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền.

     • Sau 20-25 ngày làm việc, tới nhận Chứng nhận đăng ký quyền tác giả

     • Nộp lệ phí cấp giấy chứng nhận: 100.000 VNĐ trước khi nhận kết quả


4. Những câu hỏi thường gặp của khách hàng:

 Câu hỏi 1: Tôi có một ý tưởng sáng tác một bài hát và có chia sẻ ý tưởng về lời bài hát cho một người bạn. Người đó đã nhanh chóng sử dụng ý tưởng của tôi để viết một bài hát với lời giống hệt những gì tôi chia sẻ. Vậy tôi có quyền kiện người đó đã vi phạm quyền sở hữu của tôi đối với lời bài hát mà tôi lên y tưởng không?

→ Trả lời: Không. Vì quyền tác giả đối với bài hát chỉ phát sinh khi bài hát đã được hình thành và thể hiện dưới dạng vật chất, có thể là tờ giấy ghi lời bài hát hoặc bản ghi âm bài hát đó. Thêm vào đó, theo điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ, ý tưởng không thuộc đối tượng được bảo hộ quyền tác giả. Vì vậy, hành vi của người bạn kia không thuộc trường hợp xâm phạm quyền tác giả đối với ý tưởng về lời bài hát của bạn.

 Câu hỏi 2: Công ty tôi là công ty kinh doanh nhạc số. Chúng tôi muốn sản xuất một video âm nhạc tổng hợp các bài hát Việt Nam nổi bật  trong năm 2019 và có kế hoạch thu âm và phát hành đĩa hành để đem ra thị trường tiêu thụ. Một trong số các bài hát đã được nhạc sĩ đăng ký quyền sở hữu rồi. Vậy công ty tôi có cần hỏi ý kiến cũng như trả thù lao cho những nhạc sĩ đó hay không?

→ Trả lời: Có. Theo điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ, hành động của công ty là sao chép tác phẩm, truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử (nếu công ty có ý định up bài hát tổng hợp lên youtube),… thì phải xin phép tác giả và trả tiền thù lao cho nhạc sĩ của bài hát đó.

 Câu hỏi 3: Tôi có tham dự concert của một ca sĩ nổi tiếng và có quay lại phần trình diễn của cô ấy và có up lên youtube của mình. Video này của tôi được rất nhiều lượt xem và được youtube trao tặng nút vàng youtube và thưởng một khoản tiền. Tôi có cần phải trả một phần từ tiền thưởng cho ca sĩ đó không?

→ Trả lời: Có. Theo khoản 4, Điều 29 Luật Sở hữu trí tuệ thì việc tổ chức, cá nhân  sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp cuộc biểu diễn đã được định hình trên bản ghi âm, ghi hình thì phải trả tiền thù lao cho người biểu diễn theo quy định của pháp luật hoặc theo thỏa thuận trong trường hợp pháp luật không quy định. Như vậy, việc bạn quay lại và up lên youtube là hành vi sao chép trực tiếp cuộc biểu diễn của đã được định hình trên bản ghi âm, ghi hình, có khai thác thương mại nên bạn cần phải trả tiền thù lao cho ca sĩ đó. Ca sĩ hoặc bên tổ chức cuộc biểu diễn có quyền yêu cầu bạn phải trả thù lao. Tuy nhiên, nếu ca sĩ đó hoặc công ty quản lý nếu biết về việc này mà không có ý kiến gì thì coi như đây là hành động cho phép bạn được sao chép và không yêu cầu thù lao.


CÔNG TY TNHH TRUE LEGAL VIỆT NAM

Hotline: 096 948 3539/ 093 123 3539

Điện thoại: (024) 2219 9090 

Email: info@truelegal.vn  

Địa chỉ trụ sở: Số 22 Trần Kim Xuyến, Phường Yên Hòa, Quận Cầu Giấy, TP Hà Nội.

VPGD tại Hồ Chí Minh: Lầu 1, 11 Bis Phan Ngữ, Đa Kao, Quận 1, TP Hồ Chí Minh.

Hotline tư vấn & hỗ trợ