Tư vấn luật đầu tưTư vấn:096.948.3539 - 096.948.3539 - 093.123.3539

15/042024

DỊCH VỤ XIN CẤP GIẤY PHÉP AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM

True Legal được biết đến với khả năng và uy tín hàng đầu trong lĩnh vực dịch vụ xin cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm và thực hiện các công việc liên quan đến thủ tục hành chính tại Việt Nam. Khả năng của chúng tôi là tạo ra được sự an tâm về sự tuân thủ pháp luật và hạn chế thấp nhất các rủi ro pháp lý trong hoạt động của khách hàng


Những khách hàng tiêu biểu True Legal đã thực hiện dịch vụ Xin cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm thành công: Công ty TNHH Thương mại và chế biến thực phẩm Địa Trung Hải, Công ty cổ phần thực phẩm sạch Hương Hoàng, chuỗi cửa hàng trà sữa LeeTee, Trung tâm tiệc cưới Forevermark, Công ty cổ phần hóa dầu quân đội,...


QUY TRÌNH THỰC HIỆN THỦ TỤC XIN CẤP GIẤY PHÉP AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM (ATVSTP)

Bước 01: Đăng ký thành lập doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh

     - Hoạt động kinh doanh chỉ được phép tiến hành khi đã đăng ký và được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Giấy phép kinh doanh trong trường hợp này chia làm 02 nhóm:

     - Đăng ký kinh doanh theo hình thức doanh nghiệp: Loại hình này phù hợp với hoạt động kinh doanh lớn hoặc trung bình.

     → Tham khảo thủ tục đăng ký doanh nghiệp tại đây

     - Đăng ký kinh doanh theo hình thức hộ kinh doanh: Loại hình này phù hợp với hoạt động kinh doanh trung bình hoặc nhỏ.

     → Tham khảo thủ tục đăng ký thành lập hộ kinh doanh tại đây

Bước 2: Xin cấp Giấy phép ATVSTP 

1. Thẩm quyền xin Giấy phép ATVSTP 

1.1. Cục An toàn thực phẩm – Bộ y tế:    

     Cơ sở sản xuất thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng               

1.2. Chi Cục An toàn vệ sinh thực phẩm – Sở y tế:          

     Cơ sở sản xuất, kinh doanh các loại:             
     •  Nước uống đóng chai, nước khoáng thiên nhiên;
     •  Dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm;
     •  Đá thực phẩm (Nước đá dùng liền và nước đá dùng để chế biến thực phẩm);
     •  Nhà hàng, bếp ăn tập thể có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm…).     

1.3. Sở Công thương các Tỉnh/thành phố:         

     Cơ sở sản xuất, kinh doanh các loại thực phẩm:       
     •  Bia, rượu, cồn và đồ uống có cồn, nước giải khát;
     •  Bánh, mứt, kẹo;    
     •  Sữa và các sản phẩm chế biến từ sữa;        
     •  Sản phẩm chế biến bột, tinh bột;  
     •  Dầu thực vật.   

1.4. Chi cục Quản lý chất lượng nông Lâm sản và Thủy sản – Sở Nông Nghiệp:          

     Cơ sở sản xuất, kinh doanh các loại thực phẩm:       
     •  Nhóm ngũ cốc;     
     •  Nhóm thịt và các sản phẩm từ thịt;             
     •  Nhóm thủy sản và sản phẩm thuỷ sản (bao gồm các loài lưỡng cư);           
     •  Nhóm rau, củ, quả và sản phẩm rau, củ, quả;          
     •  Nhóm trứng và các sản phẩm từ trứng; mật ong và các sản phẩm từ mật ong;        
     •  Nhóm sữa tươi nguyên liệu;           
     •  Nhóm gia vị: muối, đường, hạt tiêu             
     •  Nhóm chè, cà phê, ca cao, hạt điều
     •  Nhóm thực phẩm biến đổi gen
     •  Nông sản thực phẩm khác: Các loại hạt (hướng dương, hạt bí, hạt dưa,...) đã hoặc chưa chế biến; Tổ yến và các sản phẩm từ tổ yến; ….
 
                       Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm 

2. Quy trình xin Giấy phép ATVSTP : 

⇒ Đăng ký tập huấn xác nhận kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm và Khám sức khỏe đối với chủ cơ sở và nhân viên trực tiếp tham gia vào hoạt động sản xuất, kinh doanh.

       ⇒ Nộp hồ sơ xin cấp Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm 

                 ⇒ Đoàn hẩm định tại cơ sở và có biên bản đạt

                            ⇒ Nhận Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm 


3. Bộ hồ sơ đầy đủ thực hiện thủ tục xin Giấy phép ATVSTP:

STT

Tiêu đề hồ sơ

Số lượng

Yêu cầu

Ghi chú

 A. HỒ SƠ KHÁCH HÀNG KÝ ĐÓNG DẤU

1
Giấy giới thiệu nộp hồ sơ và lấy kết quả
02
Ký, đóng dấu
 
2
Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
02
Ký, đóng dấu
 
3
Bản thuyết minh về cơ sở vật chất
02
Ký, đóng dấu, đóng dấu giáp lai các trang
 
4
Bản vẽ sơ đồ mặt bằng
02
Đóng dấu treo trên góc trái
 
5
Sơ đồ quy trình chế biến, bảo quản, vận chuyển, bày bán thức ăn, đồ uống
02
Đóng dấu treo trên góc trái
 
6
Danh sách kết quả khám sức khoẻ và xác nhận về an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp tham gia sản xuất, kinh doanh
02
Ký, đóng dấu
 
7
Giấy ủy quyền người tiếp đoàn
(Nếu không phải là người đại diện theo pháp luật)
02
Ký,đóng dấu người đại diện pháp luật và người được ủy quyền
 

 B. HỒ SƠ KHÁCH HÀNG CUNG CẤP

1
Đăng ký kinh doanh
01
Bản sao chứng thực
 
2
Danh sách ngành nghề
01
Đóng dấu treo trên góc trái, ký , ghi rõ họ tên
 
3
Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp tham gia sản xuất, kinh doanh
01
Đóng dấu treo trên góc trái, ký, ghi rõ họ tên, giáp lai các trang
 
4
Giấy khám khám sức khỏe của chủ cơ sở và người trực tiếp tham gia sản xuất, kinh doanh
01/01 nhân viên
Đóng dấu treo trên góc trái, ký, ghi rõ họ tên, giáp lai các trang
 

4. Công việc True Legal thực hiện thủ tục xin Giấy phép ATVSTP:

       Tư vấn xin giấy phép cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
       Soạn một bộ hồ sơ theo quy định;
       Đại diện Quý khách nộp hồ sơ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền; 
       Hướng dẫn thiết kết và bố trí cơ sở theo đúng quy định pháp luật; 
       Theo dõi và giải trình về hồ sơ theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; 
       Nhận Giấy phép giấy phép cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
       Giao một bộ hồ sơ hoàn chỉnh cho Quý Khách lưu.

5. Hiệu lực giấy phép ATVSTP: 03 năm

     → Hết thời hạn hiệu lực của giấy phép, Quý khách hàng  phải thực hiện thủ tục xin Giấy phép trước 06 tháng kể từ thời điểm hết hạn.


6. Thời gian thực hiện thủ tục xin Giấy phép ATVSTP: 

  ► Từ 01- 02 ngày làm việc: True Legal tiếp nhận thông tin, tư vấn về điều kiện cơ sở…, soạn hồ sơ gửi doanh nghiệp ký, nộp cơ quan chức năng và đóng toàn bộ chi phí nhà nước.
        ► 03 ngày làm việc: Khám sức khỏe
            ► Từ 10 - 13 ngày làm việc: Xin cấp Giấy xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm
                 ► Sau 10 - 15 ngày: đoàn thẩm định xuống thẩm định tại cơ sở và có biên bản đạt
                       ►Từ 07 - 10 ngày sau nhận giấy phép gốc

7. Cơ sở pháp lý thủ tục xin Giấy phép ATVSTP: 

     - Nghị định 15/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật An toàn thực phẩm 2010

     - Thông tư liên tịch 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT hướng dẫn việc phân công, phối hợp trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm;

     - Thông tư 58/2014/TT-BCT Quy định cấp, thu hồi giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương;

     - Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT Quy định việc kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm;

      - Thông tư số: 279/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong công tác an toàn vệ sinh thực phẩm


8. Những câu hỏi thường gặp của khách hàng:

 Câu hỏi 1: Xin chào các bạn. Tôi là Nguyễn Minh Tuấn, công ty tôi có bếp ăn tập thể 100m2 dành cho cán bộ nhân viên công ty. Vậy Công ty tôi có cần xin giấy phép an toàn thực phẩm không. Mong được giải đáp từ các bạn. 

→ Trả lời:  Chào anh/ chị . Cảm ơn anh chị đã tin tưởng và liên hệ True Legal để giải đáp pháp lý. Với mô hình hoạt động của anh chị, True Legal tư vấn như sau:

TH1: Nếu công ty anh có đăng ký ngành nghề Kinh doanh dịch vụ ăn uống thì thuộc diện phải xin Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.

TH2: Công ty không đăng ký ngành nghề doanh thực  phẩm, và chỉ phục vụ suất ăn cho cán bộ, nhân viên trong nội bộ công ty (Không bán ra ngoài): Theo Quy định tại điểm h khoản 1 Điều 12 Nghị định 15/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật An toàn thực phẩm: không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. 

Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, Công ty cần lưu Hồ sơ An toan thực phẩm gồm: 

+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

+ Khám sức khỏe chủ cơ sở và nhân viên

+ Hồ sơ chứng từ liên quan đến nguồn gốc nguyên liệu thực phẩm

+ Bộ hồ sơ kiểm thực 3 bước, hồ sơ lưu mẫu

 Câu hỏi 2:  Cửa hàng tạp hóa 40m2 có bắt buộc xin Giấy tờ an toàn thực phẩm không? Mong được giải đáp. 

→ Trả lời: Theo Điều 12 Nghị định 15/2018/NĐ-CP đối với Cơ sở Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Do vậy đối với Cửa hàng tạp hóa, không thuộc diện xin cấp Giấy chứng nhận ATTP. Tuy nhiên, cơ sở phải tuân thủ các yêu cầu về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tương ứng.

Câu hỏi 3: Tôi đang tìm hiểu quy định về giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho cơ sở sản xuất sữa đậu nành. Ban biên tập cho tôi hỏi giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm có thời hạn hay không có thời hạn?

→ Trả lời: Tại Điều 7 Thông tư 43/2018/TT-BCT quy định về quản lý an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm của Bộ Công thương, có quy định:

1. Giấy chứng nhận có hiệu lực trong thời gian 03 năm. Trong trường hợp tiếp tục sản xuất, kinh doanh thực phẩm, trước 06 tháng tính đến ngày Giấy chứng nhận hết hạn, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải nộp hồ sơ xin cấp lại theo quy định tại khoản 1 Điều 4 của Thông tư này.

2. Trường hợp Giấy chứng nhận được cấp lại theo quy định tại khoản 2, khoản 4 và khoản 5 Điều 4 của Thông tư này, hiệu lực của Giấy chứng nhận cấp lại được tính theo thời hạn của Giấy chứng nhận đã được cấp trước đó.

3. Trường hợp Giấy chứng nhận được cấp lại theo quy định tại khoản 3 Điều 4 của Thông tư này, Giấy chứng nhận có hiệu lực trong thời gian 03 năm kể từ ngày cấp lại.

=> Như vậy, theo quy định trên thì hiệu lực của Giấy chứng nhận có hiệu lực, và hiệu lực trong thời hạn là 03 năm. Trường hợp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm hết hạn được cấp lại thì vẫn được cấp lại. Nếu được cấp lại thì vẫn có hiệu lực trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp lại.

 Câu hỏi 4: Công ty tôi sản xuất nước giải khát vậy thuộc thẩm quyền của cơ quan nào? Mong được giải đáp. 

→ Trả lời: Theo Điều 6, Điều 7 Thông tư 43/2018/TT-BCT: 

- Bộ Công Thương cấp Giấy chứng nhận đối với: nước giải khát: Từ 20 triệu lít sản phẩm/năm trở lên;

- Trường hợp sản lượng thấp hơn 20 triệu lít sản phẩm/năm : thẩm quyền thuộc Sở Công Thương tỉnh/thành phố nơi sản xuất. 

 Câu hỏi 5: Loại sản phẩm thực phẩm nào phải đăng công bố với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi lưu thông trên thị trường?

→ Trả lời: Theo quy định tại Nghị định 15/2018/NĐ-CP danh mục các sản phẩm cần công bố với Cơ quan nhà nước gồm: 

- Sản phẩm Tự công bố sản phẩm: Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm thực hiện tự công bố thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ chứa đựng thực phẩm, vật liệu bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm (sau đây gọi chung là sản phẩm) trừ các sản phẩm quy định tại khoản 2 Điều này và Điều 6 Nghị định 15/2018/NĐ-CP

- Đăng ký bản công bố sản phẩm

+ Thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt.

+ Sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi.

+ Phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm không thuộc trong danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm hoặc không đúng đối tượng sử dụng do Bộ Y tế quy định

- Trường hợp được miễn thực hiện thủ tục tự công bố: Sản phẩm, nguyên liệu sản xuất, nhập khẩu chỉ dùng để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu hoặc phục vụ cho việc sản xuất nội bộ của tổ chức, cá nhân không tiêu thụ tại thị trường trong nước 

Câu hỏi 6: Cho tôi hỏi nhà hàng ăn uống có phải cho nhân viên đi thi xác nhận kiến thức ATTP tại cơ quan nhà nước không?

→ Trả lời: Theo quy định tại Khoản 2  Điều 5 Nghị đinh 155/2018/ NĐ-CP: Người trực tiếp chế biến thức ăn phải được tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm và được chủ cơ sở xác nhận: 

Theo đó, cán bộ nhân viên tại Nhà hàng ăn uống không phải đi thi xác nhận kiến thức ATTP tại cơ quan nhà nước mà do Cơ sở tự tập huấn và có danh sách được chủ cơ sở xác nhận 

 Câu hỏi 7: Chào công ty, chúng tôi đang tìm hiểu về quy trình lưu mẫu thức ăn đối với nhà hàng ăn uống. Vậy công ty cho tôi hỏi: Quy định pháp luật quy định về vấn đề này? Cảm ơn các bạn.

→ Trả lời:  Lưu mẫu thức ăn là việc lấy mẫu, bảo quản, ghi chép, lưu giữ tài liệu liên quan đối với thức ăn được chế biến hoặc được cung cấp để ăn uống tại cơ sở được quy định cụ thể tại Quyết định số 1246/QĐ-BYT về việc Ban hành hướng dẫn thực hiện chế độ kiểm thực ba bước và lưu mẫu thức ăn đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống.

 Câu hỏi 8: Xin chào quý công ty! Quý cục cho tôi hỏi tần xuất kiểm tra đối với các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP căn cứ vào đâu?

→ Trả lời:  Việc kiểm tra đối với các cơ sở nhỏ lẻ không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được quy định tại Điều 5 Thông tư số 17/2018/TT-BNNPTNT, theo đó Cơ quan được phân công quản lý lập kế hoạch hàng năm trình cấp có có thẩm quyền phê duyệt để thực hiện kiểm tra hoặc kiểm tra đột xuất khi có sự cố về an toàn thực phẩm liên quan hoặc theo chỉ đạo của cơ quan cấp trên.

 Câu hỏi 9: Kính chào quý đơn vị! Tôi có cơ sở chế biến cà phê rang xay, đã được chứng nhận đủ điều kiện ATTP năm 2019. Năm 2020 do cơ sở chúng tôi có đổi địa điểm sản xuất nên tôi đã làm hồ sơ xin cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP và được hướng dẫn đây là hồ sơ cấp mới vì có đi thẩm định lại điều kiện ATTP cơ sở và thu phí 700k. Xin hỏi quý công ty, trường hợp của tôi là cấp mới hay cấp lại? Xin cám ơn.

→ Trả lời:  Theo quy định tại Khoản 5 Điều 17 Thông tư 38/2018/TT-BNNPTNT, có 2 trường hợp cơ sở có thể đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ kiều kiện ATTP là: 

- Trước 06 tháng tính đến ngày Giấy chứng nhận ATTP hết hạn, cơ sở nộp hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận ATTP trong trường hợp tiếp tục sản xuất, kinh doanh, 

 Trường hợp Giấy chứng nhận ATTP vẫn còn thời hạn hiệu lực nhưng bị mất, bị hỏng, thất lạc, hoặc có sự thay đổi, bổ sung thông tin trên Giấy chứng nhận ATTP.

⇒ Trường hợp cơ sở thay đổi địa điểm sản xuất, đồng nghĩa đã thay đổi các điều kiện bảo đảm ATTP so với ban đầu nên khi cơ sở có đề nghị, cơ quan quản lý sẽ thẩm định điều kiện thực tế và cấp mới Giấy chứng nhận ATTP nếu cơ sở đáp ứng đủ điều kiện về ATTP.


True Legal luôn tự hào là công ty cung cấp dịch vụ cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm chuyên nghiệp. Trải qua nhiều năm tích lũy kinh nghiệp trong lĩnh vực thực phẩm, chúng tôi  thêm tự tin cung cấp dịch vụ xin giấy chứng nhận ATVSTP đến Qúy khách hàng đang có nhu cầu.

Thông tin liên hệ yêu cầu tư vấn dịch vụ xin giấy chứng nhận ATVSTP:

CÔNG TY TNHH TRUE LEGAL VIỆT NAM 

Hotline: 096 948 3539/ 093 123 3539

Điện thoại: (024) 2219 9090 

Email: info@truelegal.vn 

Địa chỉ trụ sở: Số 17 lô 6, KĐT Trung Yên, Cầu Giấy, Hà Nội

VPGD: Số 35 Trung Kính, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội

Hotline tư vấn & hỗ trợ