Tư vấn luật đầu tưTư vấn:096.948.3539 - 096.948.3539 - 093.123.3539

19/042024

HƯỚNG DẪN TRA CỨU BẢN QUYỀN NHÃN HIỆU, LOGO

True Legal được biết đến với khả năng và uy tín hàng đầu trong lĩnh vực tư vấn và thực hiện các công việc liên quan đến thủ tục hành chính tại Việt Nam. Khả năng của chúng tôi là tạo ra được sự an tâm về sự tuân thủ pháp luật và hạn chế thấp nhất các rủi ro pháp lý trong hoạt động của khách hàng.


Những khách hàng tiêu biểu True Legal đã thực hiện dịch vụ Đăng ký nhãn hiệu, logo thành công: Công ty cổ phần xuất nhập khẩu và thương mại Vinsun, Công ty TNHH LED Đài Loan Việt Nam, Công ty cổ phần công nghệ gen Việt Nam, Công ty cổ phần giáo dục và đào tạo Interlink, Công ty TNHH Cha All, Công ty cổ phần dịch vụ và giải pháp xử lý dữ liệu VBEE,...


Việc tra cứu nhãn hiệu trước khi tiến hành đăng ký là một khâu quan trọng trong quá trình đăng ký nhãn hiệu. Thông qua bước tiến hành tra cứu có thể biết được liệu nhãn hiệu có bị trùng lặp hay không, đã có ai nộp đơn đăng ký nhãn hiệu trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn trước đó không và đánh giá được khả năng bảo hộ của nhãn hiệu. Đồng thời việc tra cứu nhãn hiệu trước khi đăng ký cũng giúp tiết kiệm thời gian và chi phí cho cá nhân,doanh nghiệp tránh tình trạng nộp đơn sau một thời gian dài chờ đợi lại bị từ chối.

CÁCH TRA CỨU NHÃN HIỆU, LOGO CHI TIẾT

1. Tra cứu cơ bản:

     • Bước 1: Truy cập vào địa chỉ tra cứu nhãn hiệu tại thư viện số của Cục Sở hữu trí tuệ: http://iplib.noip.gov.vn/WebUI/WSearch.php.

     • Bước 2: Nhập thông tin nhãn hiệu cần tra cứu vào ô nhãn hiệu tìm kiếm: Ví dụ nhập chữ True Legal (đối với nhãn hiệu chữ).

     • Bước 3: Nhập thông tin phân loại hình vào ô phân loại hình (nếu là nhãn hiệu hình, logo).

     • Bước 4: Nhập thông tin nhóm sản phẩm/ dịch vụ vào ô nhóm sản phẩm/ dịch vụ (Ví dụ: nhóm 45) và thông tin về tên sản phẩm/ dịch vụ (Ví dụ: Tư vấn pháp lý). Việc phân loại nhóm hàng hóa, dịch vụ này sẽ dựa trên bảng phân loại hàng hóa/dịch vụ Ni xơ phiên bản 11

     Sau khi đã nhập đầy đủ các thông tin trên thì click vào nút tìm kiếm.

     Sau khi bấm vào tìm kiếm, công cụ sẽ liệt kê tất cả nhãn hiệu đã nộp đơn ở trong cục sở hữu trí tuệ có cụm từ "True Legal" và cho nhóm 45 về dịch vụ tư vấn pháp lý. Đồng thời khi click vào số đơn sẽ kiểm tra được thông tin của đơn.

     Kết quả sẽ được trả về để tham khảo và đánh giá xem nhãn hiệu mình tra cứu có trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu của người khác hay không.


2. Tra cứu nâng cao:

     • Việc tra cứu nhãn hiệu cơ bản như hướng dẫn trên chỉ mang tính chất tham khảo và kết quả chỉ chính xác được từ 50% do dữ liệu trực tuyến nêu trên sẽ có lúc không cập nhật được hết toàn bộ đơn và thường bị chậm hơn so với đơn đăng ký thức tế 2 – 3 tháng. Đồng thời những nhãn hiệu phức tạp, có cả hình ảnh và từ ngữ, có khả năng gây nhầm lẫn cao thì công cụ tra cứu cơ bản gặp nhiều khó khăn hơn.

     • Do vậy để  đảm bảo độ chính xác trong việc tra cứu, True Legal hỗ trợ khách hàng trong việc tra cứu nhãn hiệu nâng cao. Tra cứu nhãn hiệu nâng cao được hiểu là việc tra cứu nhãn hiệu được thực hiện với sự trợ giúp của kênh tra cứu trực tiếp tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam. Khả năng đảm bảo độ chính xác của việc tra cứu này có thể lên đến 90%, có thể chỉ ra các đối chứng trực tiếp cho nhãn hiệu của khách hàng cũng như tư vấn phương án xử lý .

     • Thông qua việc tra cứu chuyên sâu khách hàng sẽ tiết kiệm được thời gian chờ đợi kết quả, thay vì phải đợi 18 – 24 tháng để xem nhãn hiệu của mình có khả năng bảo hộ được hay không thì chỉ mất 03 -04 ngày để nhận được kết quả đánh giá chi tiết và chính xác. 

     => Chi tiết thủ tục đăng ký nhãn hiệu vui lòng xem tại đây


3. Cơ sở pháp lý:

     - Luật Sở hữu Trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009

     - Nghị định 103/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp

     - Thông tư 01/2007/TT-BKHCN hướng dẫn thi hành Nghị định 103/2006/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Sở hữu trí tuệ.


4. Những câu hỏi thường gặp của khách hàng:

 Câu hỏi 1: Tôi cần lưu ý những gì khi viết mô tả mẫu nhãn hiệu?

→ Trả lời: Theo quy định tại điểm 37.4.d Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN, khi mô tả bằng chữ về nhãn hiệu, nếu nhãn hiệu được cấu thành từ nhiều yếu tố thì phải chỉ rõ các yếu tố cấu thành và sự kết hợp giữa các yếu tố đó; nếu nhãn hiệu chứa yếu tố hình thì phải nêu rõ nội dung và ý nghĩa của yếu tố hình. Nếu yêu cầu bảo hộ nhãn hiệu màu thì phải chỉ rõ yêu cầu đó và nêu tên màu sắc thể hiện trên nhãn hiệu. Nếu nhãn hiệu có chứa các chữ, từ ngữ không phải là tiếng Việt thì phải ghi rõ cách phát âm (phiên âm ra tiếng Việt) và nếu các chữ, từ ngữ đó có nghĩa thì phải dịch ra tiếng Việt. Nếu nhãn hiệu có chứa chữ số không phải là chữ số Ả-rập hoặc chữ số Lamã thì phải dịch ra chữ số Ả-rập.

 Câu hỏi 2: Cửa hàng của tôi buôn bán phở ở Hồ Chí Minh. Phở được nấu theo công thức phù hợp với người miền Bắc, đặc biệt là người Hà Nội. Vì vậy, tôi muốn đăng ký thương hiệu Phở Hà Thành có được không?

→ Trả lời: Không. Theo khoản 2 điều 74 Luật Sở hữu trí tuệ, nhãn hiệu bị coi là không có khả năng phân biệt nếu nhãn hiệu đó là dấu hiệu thuộc:

- Dấu hiệu chỉ thời gian, địa điểm, phương pháp sản xuất, chủng loại, số lượng, chất lượng, tính chất, thành phần, công dụng, giá trị hoặc các đặc tính khác mang tính mô tả hàng hoá, dịch vụ, trừ trường hợp dấu hiệu đó đã đạt được khả năng phân biệt thông qua quá trình sử dụng trước thời điểm nộp đơn đăng ký nhãn hiệu;

- Dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hoá, dịch vụ,..

Ở đây, từ Phở chỉ thành phần mang tính mô tả hàng hóa. Ngoài ra từ Hà Thành chỉ nguồn gốc địa chỉ hàng hóa, gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng. Vì vậy, bạn không thể đăng ký tên Phở Hà Thành dưới dạng nhãn hiệu (thương hiệu) được.

 Câu hỏi 3: Sau khi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu cho một dịch vụ, nếu tôi mở rộng ngành nghề sản xuất kinh doanh thì có thể bổ sung thêm danh mục vào đơn đã nộp được không?

→ Trả lời: Khoản 3 Điều 115 Luật Sở hữu trí tuệ quy định: “Việc sửa đổi, bổ sung đơn đăng ký sở hữu công nghiệp không được mở rộng phạm vi đối tượng đã bộc lộ hoặc nêu trong đơn và không được làm thay đổi bản chất của đối tượng yêu cầu đăng ký nêu trong đơn, đồng thời phải bảo đảm tính thống nhất của đơn.”Do đó, người nộp đơn không thể bổ sung thêm danh mục vào đơn đăng ký đã nộp vì đã làm mở rộng phạm vi bảo hộ của đơn đăng ký so với ban đầu. Trường hợp này người nộp đơn cần tiến hành nộp đơn đăng ký nhãn hiệu mới với danh mục muốn bổ sung.

 Câu hỏi 4: Tôi muốn biết văn bản cho phép sử dụng địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương để đăng ký nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận có chứa yếu tố đó do cơ quan có thẩm quyền nào cấp?

→ Trả lời: Theo quy định tại điểm 37.7.a của Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN, có thẩm quyền cấp văn bản cho phép sử dụng địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương để đăng ký nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận có chứa yếu tố đó: - Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có khu vực địa lý tương ứng với địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ dẫn nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương (trong trường hợp khu vực địa lý thuộc một địa phương);- Tất cả các Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có khu vực địa lý tương ứng với địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ dẫn nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương (trong trường hợp khu vực địa lý thuộc nhiều địa phương).

 Câu hỏi 5:  Công ty đã đăng ký nhãn hiệu hàng hóa nhưng sắp hết thời gian bảo hộ. Việc đăng ký gia hạn phải tiến hành muộn nhất là trong bao lâu và thủ tục ra sao?

→ Trả lời: Theo Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN ngày 14/12/2007 của Bộ Khoa học và Công nghệ, thời hạn đển làn  thủ tục gia hạn nhãn hiệu là trong vòng 6 tháng trước ngày  Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hết hiệu lực.

Đơn yêu cầu gia hạn có thể nộp muộn hơn thời hạn quy định nêu trên nhưng không được quá 6 tháng kể từ ngày văn bằng bảo hộ hết hiệu lực và chủ văn bằng bảo hộ phải nộp lệ phí gia hạn cộng với 10% lệ phí gia hạn cho mỗi tháng nộp muộn. Đơn yêu cầu gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ gồm:

- Tờ khai yêu cầu gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ, làm theo mẫu 02-GHVB quy định tại Phụ lục C của Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN nói trên;

- Bản gốc văn bằng bảo hộ (trường hợp yêu cầu ghi nhận việc gia hạn vào văn bằng bảo hộ); giấy uỷ quyền (trường hợp nộp đơn thông qua đại diện); 

- Chứng từ nộp lệ phí gia hạn, công bố quyết định gia hạn và đăng bạ quyết định gia hạn văn bằng bảo hộ theo quy định".

 Câu hỏi 6: Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả được cấp đổi trong trường hợp nào và cách thức nộp?

→ Trả lời: Trước khi Cục Sở hữu trí tuệ ra Quyết định từ chối chấp nhận đơn hợp lệ, Quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ hoặc Quyết định cấp văn bằng bảo hộ, người nộp đơn có thể  yêu cầu Cục Sở hữu trí tuệ ghi nhận việc thay đổi chủ đơn trên cơ sở chuyển nhượng, thừa kế, kế thừa hoặc quyết định của cơ quan có thẩm quyền. Hồ sơ chuyển nhượng gồm:

(i) 02 Tờ khai yêu cầu ghi nhận chuyển nhượng đơn đăng ký sở hữu công nghiệp, đánh máy theo mẫu số: 01-CGĐ Phụ lục B của Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN;

(ii) Tài liệu chuyển nhượng đơn đăng ký sở hữu công nghiệp (trong đó ghi rõ tên, địa chỉ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng; số đơn được chuyển nhượng hoặc thông tin đủ để xác định đơn đó);

(iii) Giấy ủy quyền (nếu yêu cầu chuyển nhượng đơn nộp thông qua tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp)

(iv) Phí thẩm định yêu cầu chuyển nhượng đơn (160.000VNĐ/01 đơn đăng ký); Phí công bố (120.000VNĐ/01 đơn đăng ký trong trường hợp đơn đăng ký nhãn hiệu đã có Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ).

Trường hợp yêu cầu chuyển nhượng đơn đăng ký nhãn hiệu được nộp sau khi có thông báo dự định cấp văn bằng bảo hộ, đơn đăng ký nhãn hiệu phải được thẩm định lại và công bố nội dung chuyển nhượng. Người nộp đơn phải nộp phí thẩm định đơn (550.000VNĐ/01 nhóm sản phẩm, dịch vụ) và phí công bố (120.000VNĐ/01 đơn yêu cầu chuyển nhượng).

- Thời hạn xử lý yêu cầu chuyển nhượng đơn đăng ký nhãn hiệu: 02 tháng.

 Câu hỏi 7: Tôi muốn biết những tổ chức như nào thì có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận?

→ Trả lời: Theo quy định tại khoản 4 Điều 87 của Luật Sở hữu trí tuệ và điểm 37.5 Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN, tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận đặc tính (chất lượng, nguồn gốc,...) của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu là tổ chức mà hoạt động kiểm soát, chứng nhận nêu trên do chính tổ chức đó thực hiện hoặc giao, thuê, ủy quyền... cho tổ chức khác thực hiện phù hợp với chức năng mà pháp luật quy định, hoặc đượcghi nhận trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, điều lệ, quyết định thành lập, quyết định giao nhiệm vụ... của tổ chức đó.


True Legal luôn tự hào là công ty cung cấp dịch vụ đăng ký nhãn hiệu chuyên nghiệp. Trải qua nhiều năm tích lũy kinh nghiệp trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, chúng tôi  thêm tự tin cung cấp dịch vụ đăng ký nhãn hiệu, logo đến Qúy khách hàng đang có nhu cầu.

Thông tin liên hệ yêu cầu tư vấn dịch vụ đăng ký nhãn hiệu :

Công ty TNHH True Legal Việt Nam

Hotline: 096 948 3539/ 093 123 3539

Điện thoại: (024) 2219 9090 

Email: info@truelegal.vn    

Địa chỉ trụ sở: Số 17 lô 6, KĐT Trung Yên, Cầu Giấy, Hà Nội

VPGD: Số 35 Trung Kính, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội

Hotline tư vấn & hỗ trợ