Tư vấn luật đầu tưTư vấn:096.948.3539 - 096.948.3539 - 093.123.3539

21/042024

THỦ TỤC LÀM THẺ APEC

Thủ tục làm thẻ APEC 2022 của True Legal giúp Quý khách hàng đơn giản hóa những quy trình giấy tờ phức tạp, giúp tiết kiệm thời gian, công sức và chi phí.

Trong bài viết dưới đây, True Legal xin gửi tới Quý khách nội dung tư vấn liên quan đến thủ tục làm thẻ APEC:


I/ LỢI ÍCH:

Người mang thẻ ABTC, khi nhập cảnh, xuất cảnh các nước và vùng lãnh thổ có tên ghi trong thẻ thì không cần phải có thị thực (miễn Visa) trong vòng 05 năm, không phải làm thủ tục đăng ký lưu trú và được xuất nhập cảnh nhiều lần tối đa mỗi lần là 60 – 90 ngày của các nước và vùng lãnh thổ đó.

II/CÁC QUỐC GIA THAM GIA CHƯƠNG TRÌNH THẺ APEC:

19 nền kinh tế thành viên APEC tham gia chương trình thẻ ABTC (thẻ APEC) gồm: Australia, Brunei, Chile, Trung Quốc, Hong Kong, Indonesia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Mexico, New Zealand, Papua New Guinea, Peru; Philippines, Singapore, Đài Loan, Thái Lan, Nga và Việt Nam..

III/ TRÌNH TỰ THỰC HIỆN

Bước 01: Xin chấp thuận cho phép cho sử dụng thẻ APEC của UBND tỉnh, thành phố

1. Khi có nhu cầu sử dụng thẻ APEC, doanh nghiệp nộp hồ sơ tại Sở Ngoại vụ (Hoặc cơ quan tương đương tùy theo quy định của từng tỉnh thành phố) nơi công ty đặt trụ sở chính. Sở Ngoại vụ xem xét hồ sơ, nếu hợp lệ sẽ chuyển các cơ quan chức năng gồm: Sở kế hoạch và đầu tư; Sở Lao động thương binh xã hội; Cục thuế; Cục hải quan; Bảo hiểm xã hội; Công an tỉnh, thành phố, ... (tùy theo quy định của từng tỉnh, thành phố) để lấy ý kiến.

2. Các cơ quan chức năng xem xét và trả lời bằng văn bản cho Sở Ngoại vụ.

3. Sở Ngoại vụ trình Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố. Chủ tịch Ủy ban nhân dân xem xét và trả lời bằng văn bản.

4. Sở Ngoại vụ trả kết quả cho doanh nghiệp


Bước 02: Xin cấp, làm thẻ APEC

1. Thẩm quyền cấp thẻ APEC:

      → Cục Quản lý xuất nhập cảnh – Bộ Công an.


2. Quy trình xin cấp thẻ APEC:

      → Nộp hồ sơ xin cấp thẻ APEC tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh sau khi có văn bản cho phép sử dụng thẻ APEC của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố.

       → Thẩm định hồ sơ.

       → Cấp thẻ APEC cho doanh nhân.


3. Điều kiện cấp thẻ APEC đối với doanh nhân:

Điều kiện đối với cá nhân xin cấp thẻ APEC

      → Là công dân Việt Nam;

      →  Là người từ đủ 18 tuổi trở lên và không bị hạn chế hoặc không bị mất năng lực hành vi dân sự;

      → Có hộ chiếu phổ thông còn thời hạn sử dụng (Thời hạn sử dụng cụ thể tùy theo quy định của từng tỉnh, thành phố);

      → Đang làm việc tại các Doanh nghiệp có đủ điều kiện được cấp thẻ APEC (Điều kiện cấp thẻ APEC);

      → Là chủ sở hữu, thành viên góp vốn hoặc làm việc theo hợp đồng lao động (có hợp đồng lao động đã giao kết không xác định thời hạn) có thời gian làm việc tại doanh nghiệp trước khi đề nghị cấp thẻ APEC tối thiểu là 12 tháng;

      → Có nhu cầu thường xuyên với các chuyến đi ngắn hạn tới các nền kinh tế thành viên thuộc các nước của khối APEC để ký kết, thực hiện các cam kết kinh doanh trong khu vực các nước thuộc khối APEC.

      Điều kiện khác về bảo hiểm xã hội tùy theo quy định của từng tỉnh, thành phố.


Điều kiện đối với doanh nghiệp có cá nhân xin cấp thẻ APEC

      → Doanh nghiệp có các hoạt động hợp tác kinh doanh, thương mại, đầu tư và dịch vụ với các đối tác trong các nền kinh tế thành viên tham gia thẻ APEC (thể hiện ở các Hợp đồng ngoại thương ký với các đối tác thuộc khối APEC - điều kiện tùy theo quy định của từng tỉnh, thành phố).

      → Doanh nghiệp chấp hành tốt pháp luật về doanh nghiệp, đầu tư, thương mại, thuế, hải quan, lao động và bảo hiểm xã hội cũng như quy định về sử dụng thẻ APEC. Nghĩa là không còn khoản nợ bảo hiểm, thuế, khoản phạt chưa thanh toán…

      → Doanh nghiệp đã hoàn thành nghĩa vụ báo cáo tình hình đi lại của những người được cấp thẻ thuộc đơn vị mình. Thời gian báo cáo chậm nhất là ngày 30 tháng 01 của năm kế tiếp.


4. Bộ hồ sơ đầy đủ thực hiện thủ tục làm thẻ APEC:

Bước 1: Hồ sơ xin chấp thuận cho phép được sử dụng thẻ APEC

STT

Tiêu đề hồ sơ

Số lượng

Yêu cầu

Ghi chú

A. HỒ SƠ KHÁCH HÀNG KÝ ĐÓNG DẤU

1 Văn bản đề nghị của doanh nghiệp 02 Khách hàng ký, đóng dấu True Legal soạn thảo
2 Giấy ủy quyền người đi thực hiện thủ tục 02 Khách hàng ký, đóng dấu True Legal soạn thảo

B. HỒ SƠ KHÁCH HÀNG CUNG CẤP

1 Hộ chiếu  02 Bản sao chứng thực Còn thời hạn, có ghi nhận đi lại các nước thuộc APEC -  tùy theo quy định của từng tỉnh thành phố
2 Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp 02 Bản sao chứng thực  
3 Quyết định bổ nhiệm chức vụ và Hợp đồng lao động (nếu có) 02 Bản sao chứng thực Thời hạn Quyết định bổ nhiệm không quá 05 năm
4 Một trong các loại giấy tờ hợp đồng kèm chứng từ liên quan (Invoice, Tờ khai hải quan, Giấy nộp tiền chứng minh việc thực hiện hợp đồng với các đối tác thuộc nền kinh tế thành viên APEC 02 Bản sao chứng thực Các giấy tờ không quá 12 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ. Nếu là văn bản bằng tiếng nước ngoài phải được dịch ra tiếng Việt
5 Báo cáo tài chính 2 năm gần nhất 02 Bản scan từ bản gốc  
6 Chứng từ về việc hoàn thành nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp và cá nhân xin thẻ (Thuế môn bài, Thuế TNDN, Thuế xuất nhập khẩu, Thuế GTGT, Thuế TNCN,...) 02 Bản sao chứng thực Yêu cầu cụ thể khi nắm được thông tin chi tiết
7 Xác nhận quá trình đóng bảo hiểm xã hội của Cơ quan bảo hiểm 02 Bản sao chứng thực  

Bước 2: Hồ sơ xin cấp thẻ APEC

STT

Tiêu đề hồ sơ

Số lượng

Yêu cầu

Ghi chú

A. HỒ SƠ KHÁCH HÀNG KÝ ĐÓNG DẤU

1 Tờ khai đề nghị cấp thẻ (theo mẫu do Cục Quản lý xuất nhập cảnh ban hành) 02 Khách hàng ký, đóng dấu True Legal soạn thảo
2 Giấy ủy quyền/Giấy giới thiệu người đi thực hiện thủ tục 03 Khách hàng ký, đóng dấu True Legal soạn thảo
3 Hồ sơ pháp nhân 02 Khách hàng ký, đóng dấu True Legal soạn thảo

B. HỒ SƠ KHÁCH HÀNG CUNG CẤP

1

Hộ chiếu 

01

02

Bản gốc

Bản copy

Để Cục quản lý xuất nhập cảnh so sánh đối chiếu

2 Ảnh màu (kích thước 3cm x 4cm, phông nền trắng, mặt nhìn thẳng, đầu để trần)  06 Bản gốc Thời gian chụp không quá 06 tháng
3 Văn bản cho phép sử dụng thẻ APEC của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố 01 Bản gốc  
4 Giấy phép đăng ký kinh doanh 02 Bản sao chứng thực  
5 Đăng ký mẫu dấu 02 Bản sao Đóng dấu treo công ty

5. Công việc True Legal thực hiện thủ tục làm thẻ APEC:

        Tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến việc thực hiện thủ tục làm thẻ APEC;

        Soạn một bộ hồ sơ đầy đủ theo quy định;

        Đại diện Quý khách nộp hồ sơ tại: Sở Kế hoạch và đầu tư, Cục Quản lý xuất nhập cảnh;

        Theo dõi và giải trình về hồ sơ theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

        Nhận kết quả (thẻ APEC) và bàn giao cho khách hàng;

        Giao một bộ hồ sơ hoàn chỉnh cho Quý Khách hàng lưu.


6. Hiệu lực thẻ APEC: tối đa 5 năm hoặc theo thời hạn của hộ chiếu nếu thời hạn hộ chiếu ít hơn 5 năm


7. Thời gian và quy trình thực hiện thủ tục làm thẻ APEC:

      ► Từ 01 – 02 ngày: True Legal làm việc với khách hàng, tiếp nhận thông tin, tư vấn về điều kiện và các hồ sơ khách hàng cần cung cấp.

          ► 07-10 ngày: True Legal soạn hồ sơ, hỗ trợ khách hàng chuẩn bị các hồ sơ, thủ tục để phục vụ việc xin thẻ APEC.

              ► 02-03 tháng: Nộp hồ sơ xin chấp thuận cho phép sử dụng thẻ APEC của UBND tỉnh, thành phố, nhận Công văn cho phép sử dụng thẻ APEC.

                  ► 02-03 tháng: Nộp hồ sơ xin thẻ APEC và chờ các nước phản hồi chấp thuận cho phép doanh nhân Việt Nam được đi lại.


8. Cơ sở pháp lý thực hiện thủ tục làm thẻ APEC 2020:

     - Quyết định 45/2006/QĐ-TTg ngày 28 tháng 2 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ Ban hành Quy chế cấp và quản lý thẻ đi lại của doanh nhân APEC. Có hiệu lực từ ngày 22 tháng 03 năm 2006.

     - Quyết định số 54/2015/QĐ-TTg ngày 29 tháng 10 năm 2005, sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế cấp và quản lý thẻ đi lại của doanh nhân APEC ban hành kèm theo Quyết định số 45/2006/QĐ-TTg ngày 28/02/2006 của Thủ tướng Chính. Có hiệu lực từ ngày 15 tháng 12 năm 2015.

     - Thông tư số 219/2016/TT-BTC ngày 10 tháng 11 năm 2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam. Có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2017.

     - Thông tư số 28/2016/TT-BCA ngày 05 tháng 7 năm 2016 của Bộ Công an, hướng dẫn thực hiện Quy chế về việc cấp và quản lý thẻ đi lại của doanh nhân APEC. Có hiệu lực từ ngày 20 tháng 8 năm 2016.

      - Quyết định của UBND tỉnh, thành phố về việc cấp thẻ đi lại cho doanh nhân APEC.


9. Những câu hỏi thường gặp của khách hàng:

 Câu hỏi 1: Một người Việt Nam đang làm việc cho một công ty đa quốc gia toàn cầu tại Singapore thì có được cấp thẻ ABTC hay không?

→ Trả lời: Căn cứ Quyết định số 54/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế về việc cấp và quản lý thẻ đi lại của doanh nhân APEC thì công dân Việt Nam muốn được cấp thẻ phải đang làm việc tại các doanh nghiệp được thành lập hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam và giữ các chức danh được liệt kê tại khoản 3 Điều 1 Quyết định số 54 nêu trên. - Do đó, nếu công dân Việt Nam không làm việc tại doanh nghiệp được thành lập hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam thì người Việt Nam này không thuộc diện đối tượng được xem xét cấp thẻ ABTC.

 Câu hỏi 2: Hiện nay, thời hạn thẻ ABTC là 05 năm, vậy nếu hộ chiếu có thời hạn dưới 05 năm thì có được cấp thẻ hay không?

→ Trả lời: Theo quy định tại Thông tư 28/2016/TT-BCA ngày 05/7/2016 hướng dẫn Quy chế về việc cấp và quản lý thẻ đi lại của doanh nhân APEC: nếu hộ chiếu có thời hạn dưới 05 năm thì thẻ được cấp có thời hạn bằng với thời hạn của hộ chiếu đó.

 Câu hỏi 3: Thẻ ABTC đã hết hạn thì có phải xin lại văn bản cho phép sử dụng thẻ của cấp có thẩm quyền không?

→ Trả lời: Theo quy định tại Thông tư 28/2016/TT-BCA ngày 05/7/2016 hướng dẫn Quy chế về việc cấp và quản lý thẻ đi lại của doanh nhân APEC: khi doanh nhân đề nghị cấp lại thẻ ABTC do thẻ cũ đã hết hạn thì phải xin lại văn bản cho phép sử dụng thẻ của cấp có thẩm quyền.

 Câu hỏi 4: Một doanh nhân nước ngoài sử dụng thẻ ABTC mỗi lần nhập cảnh Việt Nam được ở lại bao lâu?

→ Trả lời: Người sử dụng thẻ ABTC nhập cảnh Việt Nam được đơn vị kiểm soát xuất nhập cảnh tại cửa khẩu quốc tế cấp giấy chứng nhận tạm trú 90 ngày cho mỗi lần nhập cảnh; Trường hợp thẻ ABTC còn thời hạn dưới 90 ngày thì cấp chứng nhận tạm trú bằng thời hạn của thẻ.

 Câu hỏi 5: Doanh nhân Việt Nam đề nghị cấp thẻ ABTC có phải đến trực tiếp cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh để làm thủ tục không?

→ Trả lời: Cơ quan, doanh nghiệp có thể cử cán bộ, nhân viên khác thay mặt doanh nhân để nộp hồ sơ và nhận thẻ. Khi đến làm thủ tục, ngoài các thành phần hồ sơ theo quy định thì cán bộ, nhân viên đó phải xuất trình giấy giới thiệu của cơ quan, doanh nghiệp, giấy CMND hoặc thẻ CCCD của mình và hộ chiếu của người đề nghị cấp thẻ ABTC

 Câu hỏi 6: Tôi là doanh nhân Việt Nam bị mất thẻ ABTC, tôi phải báo cho ai?

→ Trả lời: Công dân Việt Nam bị mất thẻ ABTC ở trong nước thực hiện việc trình báo mất thẻ ABTC tại một trong hai trụ sở làm việc của Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an là: 44-46 Trần Phú, Ba Đình, Hà Nội hoặc 333-335-337 Nguyễn Trãi, Quận 1, Tp Hồ Chí Minh


CÔNG TY TNHH TRUE LEGAL VIỆT NAM 

Hotline: 096 948 3539/ 093 123 3539

Điện thoại: (024) 2219 9090 

Email: info@truelegal.vn  

Địa chỉ trụ sở: Số 22 Trần Kim Xuyến, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội

VPGD tại HCMLầu 1, 11Bis Phan Ngữ, ĐaKao, Quận 1, Hồ Chí Minh 

Hotline tư vấn & hỗ trợ