Tư vấn luật đầu tưTư vấn:096.948.3539 - 096.948.3539 - 093.123.3539

15/042024

THỦ TỤC TUYỂN DỤNG NGƯỜI NƯỚC NGOÀI LÀM VIỆC TẠI VIỆT NAM

 Hiện nay, ngày càng nhiều doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng người nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Để người nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam một cách hợp pháp, các doanh nghiệp cần làm các thủ tục để được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận.

Trong bài viết dưới đây, True Legal sẽ giúp Quý khách nắm được thủ tục tuyển dụng người nước ngoài làm việc tại Việt Nam:


Bước 01: Xin chấp thuận nhu cầu sử dụng lao động là người nước ngoài

     Trước ít nhất 15 ngày kể từ ngày dự kiến sử dụng lao động nước ngoài, doanh nghiệp phải làm công văn báo cáo giải trình nhu cầu sử dụng lao động là người nước ngoài gửi đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền.


Bước 02: Nộp hồ sơ xin cấp Giấy phép lao động cho người nước ngoài

1. Thẩm quyền cấp Giấy phép lao động cho người nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam:

      → Sở Lao động – Thương binh và xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc Ban quản lý các khu công nghiệp.


2. Quy trình xin cấp Giấy phép lao động cho người nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam:

      → Nộp hồ sơ xin cấp Giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Sở Lao động – Thương binh và xã hội hoặc Ban quản lý khu công nghiệp.

          → Thẩm định hồ sơ.

              → Cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài.


3. Bộ hồ sơ đầy đủ thực hiện thủ tục tuyển dụng người nước ngoài làm việc tại Việt Nam:

STT

Tiêu đề hồ sơ

Số lượng

Yêu cầu

Ghi chú

A. HỒ SƠ KHÁCH HÀNG KÝ ĐÓNG DẤU

1

Văn bản giải trình nhu cầu sử dụng lao động

02

Khách hàng ký, đóng dấu

True Legal soạn thảo

2

Văn bản đề nghị cấp giấy phép lao động

02

Khách hàng ký, đóng dấu

True Legal soạn thảo

B. HỒ SƠ KHÁCH HÀNG CUNG CẤP

1

Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

02

Bản sao chứng thực

 

2

Giấy khám sức khỏe

01

Bản gốc

Có giá trị trong 12 tháng kể từ ngày ký kết luận sức khỏe

3

Phiếu Lý lịch tư pháp

01

Bản gốc

Không quá 06 tháng, kể từ ngày cấp

4

Hộ chiếu và visa

02

Bản sao chứng thực

 

5

Văn bản chứng minh là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật: Bằng đại học, Xác nhận kinh nghiệm làm việc …

01

Bản gốc

 

6

Ảnh mầu (kích thước 4cm x 6cm, phông nền trắng, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu)

02

Bản gốc

Không quá 06 tháng


4. Công việc True Legal thực hiện thủ tục xin tuyển dụng người nước ngoài làm việc tại Việt Nam:

       Tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến việc thực hiện thủ tục xin Giấy phép lao động như: điều kiện để được cấp giấy phép, thủ tục cấp Phiếu lý lịch tư pháp, thủ tục khám sức khỏe, dịch công chứng, hợp pháp hóa lãnh sự các tài liệu phục vụ công việc;

       Soạn một bộ hồ sơ đầy đủ theo quy định;

       Đại diện Quý khách nộp hồ sơ tại: Sở Lao động - thương binh xã hội;

       Theo dõi và giải trình về hồ sơ theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

       Nhận kết quả (Giấy phép lao động) và bàn giao cho khách hàng;

       Giao một bộ hồ sơ hoàn chỉnh cho Quý Khách hàng lưu.


5. Hiệu lực Giấy phép lao động của người nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam: 2 năm.


6. Thời gian và quy trình thực hiện thủ tục xin tuyển dụng người nước ngoài làm việc tại Việt Nam:

     ► Từ 01 – 02 ngày: True Legal làm việc với khách hàng, tiếp nhận thông tin, tư vấn về điều kiện và các hồ sơ khách hàng cần cung cấp.

         ► 05 ngày: True Legal soạn hồ sơ, hỗ trợ khách hàng chuẩn bị các hồ sơ, thủ tục để phục vụ việc xin giấy phép.

             ► 20 – 25 ngày làm việc: Nộp hồ sơ xin cấp Giấy phép lao động và nhận kết quả.


7. Cơ sở pháp lý thực hiện thủ tục xin Giấy phép lao động cho người nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam:

     - Bộ luật lao động số 10/2012/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2012. Có hiệu lực từ ngày 01 tháng 05 năm 2013.

     - Nghị định số 11/2016/NĐ-CP ngày 03 tháng 02 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Có hiệu lực từ ngày 01 tháng 04 năm 2016.

     - Thông tư số 40/2016/TT-BLĐTBXH ngày 25 tháng 10 năm 2016 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 11/2016/NĐ-CP ngày 03 tháng 02 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Có hiệu lực từ ngày 12 tháng 12 năm 2016.


8. Những câu hỏi thường gặp của khách hàng:

      Câu hỏi 1: Công ty thực hiện việc thi công, lắp đặt thiết bị cho Công ty tại Việt Nam. Tuy nhiên, nhà thầu nước ngoài không có trụ sở và văn phòng tại Việt Nam. Như vậy, Công ty thuê nhà thầu có thể đứng tên ký hồ sơ để xin giấy phép lao động thay cho nhà thầu nước ngoài được không? Nếu được, có rủi ro gì đối với Công ty Việt Nam không?

     → Trả lời: Theo quy định tại Nghị định số 11/2016/NĐ-CP ngày 03/02/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam thì người lao động nước ngoài vào Việt Nam để thực hiện các loại hợp đồng hoặc thỏa thuận về kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học kỹ thuật, văn hóa, thể thao, giáo dục, dạy nghề và y tế thuộc đối tượng phải cấp giấy phép lao động. Như vậy, Công ty thuê nhà thầu nước ngoài thi công, lắp đặt thiết bị tại Việt Nam phải có trách nhiệm làm thủ tục đề nghị cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài theo quy định tại Mục 3 của Nghị định số 11/2016/NĐ-CP nêu trên.

      Câu hỏi 2: Công ty tôi đã làm thủ tục cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài, nay muốn mời, bảo lãnh người nước ngoài vào làm việc tại Công ty thì thủ tục như thế nào?

     → Trả lời: Theo quy định tại Điều 16 Luật số 47/2014/QH13 thì hồ sơ gồm: + Văn bản đề nghị cấp thị thực (mẫu NA2 ban hành theo Thông tư số 04/2015/TT-BCA). + Bản sao có chứng thực giấy phép lao động (điểm c khoản 4 Điều 10 Luật số 47/2014/QH13). + Trường hợp làm thủ tục mời, bảo lãnh người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam lần đầu thì phải gửi văn bản thông báo cho Cục quản lý xuất nhập cảnh kèm theo hồ sơ, bao gồm: Bản sao có chứng thực giấy phép hoặc quyết định của cơ quan có thẩm quyền về việc thành lập Công ty; Văn bản giới thiệu con dấu, chữ ký của người có thẩm quyền của Công ty (mẫu NA16 ban hành theo Thông tư số 04/2015/TT-BCA).- Việc thông báo chỉ thực hiện một lần, khi có sự thay đổi nội dung trong hồ sơ phải thông báo bổ sung.- Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị cấp thị thực tại cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực của Việt Nam ở nước ngoài. Trường hợp đề nghị cấp thị thực tại cửa khẩu quốc tế, giải quyết trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đối với các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 18 của Luật số 47/2014/QH13; trong thời hạn 12 giờ làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ đối với các trường hợp quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 18 của Luật số 47/2014/QH13.- Sau khi nhận được văn bản trả lời của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh thì Công ty thông báo cho người nước ngoài để làm thủ tục nhận thị thực tại cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực của Việt Nam ở nước ngoài.- Trường hợp đề nghị cấp thị thực cho người nước ngoài tại cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực của Việt Nam ở nước ngoài phải thanh toán với cơ quan quản lý xuất nhập cảnh khoản cước phí.- Cách thức thực hiện: Công ty trực tiếp nộp hồ sơ và nhận văn bản trả lời tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh.

      Câu hỏi 3: Một người nước ngoài vào Việt Nam làm việc được 1 tháng, đã có phiếu lý lịch tư pháp của nước ngoài. Trong trường hợp xin giấy phép lao động cho người này thì yêu cầu về phiếu lý lịch tư pháp cụ thể như thế nào?

     → Trả lời: Theo quy định tại Nghị định số 11/2016/NĐ-CP thì “Phiếu lý lịch tư pháp hoặc văn bản xác nhận người lao động nước ngoài không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự của nước ngoài cấp. Trường hợp người lao động nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam thì chỉ cần phiếu lý lịch tư pháp do Việt Nam cấp.Phiếu lý lịch tư pháp hoặc văn bản xác nhận người lao động nước ngoài không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự được cấp không quá 06 tháng, kể từ ngày cấp đến ngày nộp hồ sơ.”Như vậy, đối với người lao động nước ngoài đã có phiếu lý lịch tư pháp của nước ngoài không quá 06 tháng kể từ ngày cấp đến ngày nộp hồ sơ thì không cần xin thêm phiếu lý lịch tư pháp của Việt Nam.Các giấy tờ trên của nước ngoài thì phải được hợp pháp hóa lãnh sự, dịch ra tiếng Việt và chứng thực theo quy định tại Nghị định số 11/2016/NĐ-CP nêu trên trước khi tiến hành làm thủ tục hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động.

      Câu hỏi 4: Trong trường hợp xin cấp lại giấy phép lao động thì những giấy tờ xin cấp lại giấy phép lao động có bắt buộc phải hợp pháp hóa lãnh sự hay chỉ là bản chụp?

     → Trả lời: Theo quy định tại Nghị định số 11/2016/NĐ-CP ngày 03/02/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam thì các giấy tờ trong thành phần hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép lao động là 01 bản chụp kèm theo bản gốc để đối chiếu hoặc 01 bản sao có chứng thực, nếu của nước ngoài thì miễn hợp pháp hóa lãnh sự, nhưng phải dịch ra tiếng Việt và chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam. Như vậy, đối với trường hợp cấp lại giấy phép lao động thì các giấy tờ trong thành phần hồ sơ được miễn hợp pháp hóa lãnh sự, nhưng phải dịch ra tiếng Việt và chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.

      Câu hỏi 5: Người lao động nước ngoài có được sử dụng giấy khám sức khỏe được cấp ở nước ngoài trong thành phần hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại giấy phép lao động được không?

     → Trả lời: Theo quy định tại Nghị định số 11/2016/NĐ-CP ngày 03/02/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam thì hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động của người lao động nước ngoài phải có giấy chứng nhận sức khỏe được cấp ở nước ngoài hoặc ở Việt Nam theo quy định của Bộ Y tế theo Thông tư số 14/2013/TT-BYT ngày 06/5/2013 về Hướng dẫn khám sức khỏe. Đối với các trường hợp người nước ngoài chưa nhập cảnh vào Việt Nam thì có thể sử dụng giấy chứng nhận sức khỏe được cấp ở nước ngoài do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp. Các giấy tờ trên của nước ngoài thì phải được hợp pháp hóa lãnh sự, dịch ra tiếng Việt và chứng thực theo quy định tại Nghị định số 11/2016/NĐ-CP nêu trên trước khi tiến hành làm thủ tục hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại giấy phép lao động


Thông tin liên hệ yêu cầu tư vấn thủ tục tuyển dụng người nước ngoài tại Việt Nam:

CÔNG TY TNHH TRUE LEGAL VIỆT NAM 

Hotline: 096 948 3539/ 093 123 3539

Điện thoại: (024) 2219 9090 

Email: info@truelegal.vn  

Địa chỉ trụ sởSố 17 lô 6, KĐT Trung Yên, Cầu Giấy, Hà Nội

VPGDSố 35 Trung Kính, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội 

Hotline tư vấn & hỗ trợ