Tư vấn luật đầu tưTư vấn:096.948.3539 - 096.948.3539 - 093.123.3539

21/112024

06 TÀI LIỆU BẮT BUỘC TRONG HỒ SƠ CÔNG BỐ MỸ PHẨM

Mỹ phẩm là hàng đặc thù, chịu sự quản lý của cơ quan chuyên ngành là Cục quản lý Dược – Bộ y tế. Để nhập khẩu mặt hàng mỹ phẩm cũng như để có thể đưa sản phẩm mỹ phẩm lưu hành hợp pháp trên thị trường thì bắt buộc các doanh nghiệp phải tiến hành thủ tục công bố mỹ phẩm. Để dễ dàng hơn trong quá trình tiến hành thủ tục công bố mỹ phẩm và quá kết quả trong thời gian nhanh nhất, thì hồ sơ công bố mỹ phẩm phải thật chuẩn.


Những khách hàng tiêu biểu True Legal đã thực hiện dịch vụ Công bố mỹ phẩm nhập khẩu thành công: Công ty cổ phần dịch vụ thương mại tổng hợp Vincommerce, Công ty TNHH Cha All, Công ty TNHH PowerVina, Công ty TNHH VIEEA, Công ty TNHH Thương mại nước hoa và mỹ phẩm Pháp,...

True Legal gửi tới Quý khách hàng 06 tài liệu bắt buộc phải có trong bộ hồ sơ công bố mỹ phẩm nhập khẩu như sau:


1.Đăng ký kinh doanh

Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường. Ở đây được hiểu chính là đăng ký kinh doanh của đơn vị muốn làm công bố mỹ phẩm;

     • Giấy phép kinh doanh có mã ngành 4649 với nội dung chi tiết: Bán buôn mỹ phẩm; mã ngành 4772 với nội dung: Bán lẻ mỹ phẩm và mã ngành 4789: bán lẻ mỹ phẩm tại chợ (Hệ thống mã ngành nghề theo Quyết định 337/2010/QĐ-BKHDT);

     • Số lượng: 01 bản scan bản chính


2.Phiếu công bố mỹ phẩm

Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm được lập theo mẫu Phụ lục số 01-MP của thông tư 06 về công bố mỹ phẩm.

Các thông tin cần thể hiện trên Phiếu công bố sản phẩm:

     • Tên nhãn hàng và tên sản phẩm: Tên đầy đủ của sản phẩm phải được cung cấp, theo trình tự sau: tên nhãn hàng, dòng sản phẩm (nếu có), tên sản phẩm;

     • Dạng sản phẩm: Các dạng sản phẩm được liệt kê theo danh sách trong phiếu công bố mỹ phẩm. Có thể lựa chọn nhiều hơn một dạng sản phẩm;

     • Mục đích sử dụng: Là thông tin về chức năng hoặc công dụng của sản phẩm, không phải cách sử dụng, ví dụ giữ ẩm cho da mặt, da tay,...

*** Lưu ý: Một số tính năng không được chấp nhận đối với mỹ phẩm theo từng loại sản phẩm

Dạng trình bày: Chỉ lựa chọn một dạng thích hợp nhất trong 4 dạng sản phẩm. Sau đây là giải thích về các dạng sản phẩm.

     • “Dạng đơn lẻ” được trình bày trong một dạng đóng gói đơn lẻ: Kem nền, kem chống nắng, kem dưỡng trắng da, phấn má, son môi, dầu gội, sữa tắm.,...

     • “Một nhóm các màu” là một nhóm các sản phẩm mỹ phẩm có thành phần tương tự nhau và đ­ược sản xuất bởi cùng một nhà sản xuất, có cùng mục đích sử dụng, nhưng có màu sắc khác nhau: Son, màu mắt, hoặc đánh móng tay,..

     • “Bảng các màu trong một dạng sản phẩm” là một nhóm các màu như được định nghĩa ở trên, được đóng trong một loạt các bảng: Phấn mắt, phấn má, son môi...

     • “Các sản phẩm phối hợp trong một bộ sản phẩm” là các dạng sản phẩm giống hoặc khác nhau và đ­ược bán trong cùng một bao gói. Không thể bán riêng từng loại: Ví dụ như một hộp các màu mắt và môi, một hộp chứa cả các dạng kem chăm sóc da,…

     • Đối với các sản phẩm dạng một nhóm các màu, bảng các màu trong một dạng sản phẩm và các sản phẩm phối hợp trong một bộ sản phẩm nếu đáp ứng điều kiện có thành phần tương tự nhau và đ­ược sản xuất bởi cùng một nhà sản xuất, có cùng mục đích sử dụng, nhưng có màu sắc khác nhau thì được lập chung trong một phiếu công bố(Riêng đối với sản phẩm nhuộm tóc, nước hoa công bố riêng cho từng màu, mùi.)


3. Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS)

Trong bộ hồ sơ công bố mỹ phẩm, CFS (Certificate of Free Sales) cùng với Giấy ủy quyền là 2 văn bản quan trọng nhất và chỉ có doanh nghiệp mới có thể xin được, đơn vị dịch vụ không làm thay giúp bạn được. 

CFS phải đáp ứng đủ các yêu cầu sau:

     • CFS do nước sở tại cấp là bản chính hoặc bản sao có chứng thực hợp lệ, còn hạn. Trường hợp CFS không nêu thời hạn thì phải là bản được cấp trong vòng 24 tháng kể từ ngày cấp.

     • CFS phải được hợp pháp hoá lãnh sự theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hoá lãnh sự theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

     • Trên CFS phải ghi rõ là sản phẩm, hàng hóa được sản xuất và bán tự do tại thị trường của nước sản xuất;

     • Số lượng: 01 bản scan bản chính

***Lưu ý: 
     •CFS nếu không phải được cơ quan có thẩm quyền của nước sản xuất sản phẩm  cấp thì không hợp lệ theo quy định pháp luật Việt Nam.
     • Hiện tại một số nước trong CPTPP (Canada, Nhật Bản, Peru, Singapore, Maylaysia, New Zeland,...) thì không cần phải cung cấp CFS.


4. Giấy ủy quyền

Giấy ủy quyền (Letter Of Authorized letter (LOA) hay Power Of Attorney (POA)) do chính Nhà sản xuất hoặc chủ sở hữu sản phẩm và Doanh nghiệp giao kết với nhau mà không một đơn vị dịch vụ nào có thể làm thay được.

     • Giấy uỷ quyền phải là bản có chứng thực chữ ký và được hợp pháp hoá lãnh sự theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hoá lãnh sự theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;

     • Ngôn ngữ trình bày phải bằng tiếng Việt, tiếng Anh hoặc song ngữ tiếng Việt và tiếng Anh;

     • Nội dung giấy ủy quyền phải nêu rõ:

      ►Tên, địa chỉ của nhà sản xuất; trường hợp bên uỷ quyền là chủ sở hữu sản phẩm thì cần nêu rõ tên, địa chỉ của chủ sở hữu sản phẩm và tên, địa chỉ của nhà sản xuất;

      ►Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân được ủy quyền;

      ►Phạm vi ủy quyền (đứng tên công bố và phân phối sản phẩm mỹ phẩm tại Việt Nam);

      ►Thời hạn ủy quyền;

      ►Cam kết của nhà sản xuất hoặc chủ sở hữu sản phẩm cung cấp đầy đủ Hồ sơ thông tin sản phẩm (PIF) cho tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường tại Việt Nam;

      ►Tên, chức danh, chữ ký của người đại diện cho bên uỷ quyền

     • Số lượng: 01 bản scan bản chính

*** Lưu ý rằng: Giấy ủy quyền do đơn vị thương mại (Đại lý, nhà phân phối, đơn vị được Nhà sản xuất/ Chủ sở hữu ủy quyền phân phối, Siêu thị, Trung tâm thương mại...) mà không phải trực tiếp là nhà sản xuất hoặc chủ sở hữu sản phẩm ủy quyền thì giấy ủy quyền đó không hợp lệ theo quy định Việt Nam


5. Bảng thành phần

Bảng thành phần do đơn vị sản xuất hoặc nhà cung cấp sản phẩm mỹ phẩm cung cấp cho doanh nghiệp nhập khẩu về Việt Nam

     • Yêu cầu không được có trong thành phẩn là chất cấm theo Quy định tại các Phụ lục (Annexes) của Hiệp định mỹ phẩm ASEAN;

     • Nêu đầy đủ tỷ lệ phần trăm của các thành phần có quy định về giới hạn nồng độ, hàm lượng tại các Phụ lục (Annexes) của Hiệp định mỹ phẩm ASEAN.


6. Tài khoản và Chữ ký số

Kể từ 1/7/2017, để thực hiện công bố mỹ phẩm, doanh nghiệp bắt buộc phải up hồ sơ online trên hệ thống một cửa Quốc gia tại địa chỉ: https://vnsw.gov.vn/.

Do vậy, doanh nghiệp cần cần phải đăng ký tài khoản trên hệ thống này.
 

Trên đây là hướng dẫn của True Legal về các vấn đề liên quan đến thành phần hồ sơ công bố mỹ phẩm nhập khẩu. Chi tiết thêm về thành phần hồ sơ công bố mỹ phẩm vui lòng xem tại đây


True Legal luôn tự hào là công ty cung cấp dịch vụ nhập khẩu và phân phối sản phẩm mỹ phẩm. Trải qua nhiều năm tích lũy kinh nghiệp trong lĩnh vực này, chúng tôi  thêm tự tin cung cấp thành phần hồ sơ công bố mỹ phẩm nhập khẩu đến Qúy khách hàng đang có nhu cầu.

Thông tin liên hệ yêu cầu tư vấn thành phần hồ sơ công bố mỹ phẩm nhập khẩu:

CÔNG TY TNHH TRUE LEGAL VIỆT NAM

Hotline: 096 948 3539/ 093 123 3539

Điện thoại: (024) 2219 9090 

Email: info@truelegal.vn

Địa chỉ trụ sở: Số 22 Trần Kim Xuyến, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội

VPGD tại HCMC: Số 11Bis Phan Ngữ, Đakao, Quận 1, Hồ Chí Minh

Hotline tư vấn & hỗ trợ