Tư vấn luật đầu tưTư vấn:096.948.3539 - 096.948.3539 - 093.123.3539

20/042024

SỰ CẦN THIẾT CỦA THỎA THUẬN ĐỒNG SÁNG LẬP

Vị tỷ phú nổi tiếng Người Mỹ Warren Buffett- thiên tài đầu tư đã có phát ngôn được toàn thể thế giới công nhận: “Muốn đi nhanh thì đi một mình, muốn đi xa thì phải đi cùng nhau”. Sức mạnh của đoàn kết tập thể có thể lớn đến mức giúp chúng ta đạt được những giới hạn mà bản thân chưa từng nghĩ rằng mình có thể vươn tới được. Cộng đồng khởi nghiệp Việt Nam cũng được xây dựng và phát triển trên nền tảng ấy. Các startup trẻ với những ý tưởng kinh doanh táo bạo đã có những sự kết hợp với những nhà đầu tư đã có tên tuổi trên thị trường qua đó việc được hợp tác và dẫn dắt bởi một đội ngũ đồng sáng lập theo hình thức đồng hợp tác, doanh nghiệp có thể được đầu tư nhiều chất xám, chăm sóc kỹ lưỡng và phát triển lên quy mô lớn hơn trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, nếu không có sự ràng buộc về mặt pháp lý giữa những thành viên sáng lập, mỗi một mâu thuẫn, tranh chấp cũng có thể khiến startup đứng trước nguy cơ thất bại.

Từ lý thuyết đến thực tế đều chứng minh một điều, tìm được một hoặc một vài cộng sự cùng hệ giá trị là một yếu tố cực kỳ quan trọng cho sự thành công của startup. Nhưng nhìn ở một khía cạnh khác, không ít startup thất bại cũng bởi những bất đồng, tranh chấp nội bộ giữa những người đồng sáng lập (Co-founder).

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới mâu thuẫn giữa các thành viên đồng sáng lập, trong đó có thể kể tới nguyên nhân chính sau: nguyên nhân đầu tiên có thể kể đến là việc lựa chọn những người đồng sáng lập không có chung tầm nhìn và mục tiêu, cũng như không có sự hòa hợp về tính cách, không có sự bổ trợ lẫn nhau về kiến thức, kỹ năng chuyên môn. Nhiều startup thường lựa chọn người đồng sáng lập là người thân, quen hay bạn bè. Tuy nhiên đó không hẳn là một lựa chọn sáng suốt bởi vì do yếu tố thân quen nên thường những thỏa thuận giữa những nhà sáng lập đều dựa trên yếu tố lòng tin, không có thỏa thuận rõ ràng về trách nhiệm, quyền hạn cũng như quyền lợi của mỗi người. Khi các bên không tồn tại những quy ước, quy tắc ứng xử rõ ràng để trói buộc trách nhiệm thì khi xảy ra mâu thuẫn, việc sụp đổ của một startup là điều dễ hiểu. Theo quy định của Luật Doanh nghiệp thì khi góp vốn cổ đông phải đóng góp bằng tiền và ghi nhận vào trong sổ sách kế toán của Công ty, nếu chỉ dựa trên thỏa thuận chay với nhau thì không có giá trị pháp lý.

Để hạn chế những bất đồng, tranh chấp giữa các nhà đồng sáng lập ảnh hưởng đến hoạt động của Công ty cũng như quyền lợi của mỗi cá nhân thì việc lập một thỏa thuận đồng sáng lập là rất cần thiết đối với mỗi startup.

THỎA THUẬN ĐỒNG SÁNG LẬP là một bản thỏa thuận có hiệu lực pháp lý giữa những người đồng sáng lập để cùng nhau tạo lập một dự án kinh doanh theo mô hình khởi nghiệp. Thỏa thuận này gồm các điều khoản quy định về vai trò, trách nhiệm đóng góp của các Co-founder cho Công ty khởi nghiệp cũng các quy định về vận hành, nhân sự, tài chính, quyền điều hành dự án và quyền sở hữu Công ty giữa những người tham gia.

Ngoài ra, sự cần thiết của thỏa thuận đồng sáng lập còn đến từ khả năng cung cấp cho các Co-founder một công cụ để giải quyết bế tắc trong hoạt động quản trị công ty, giúp bảo lưu một số quyền đặc biệt hoặc vì mục đích hợp tác lâu dài với nhau. Đồng thời, các điều khoản cũng chính là các hướng dẫn để các Co-founder biết cách ứng xử đối với từng tình huống phát sinh trong quá trình khởi nghiệp. Chính sự rõ ràng và chi tiết về nghĩa vụ và trách nhiệm của từng người đồng sáng lập sẽ trở thành sự răn đe cần thiết cho những ai có ý định bỏ cuộc. Khi ai đó quyết định từ bỏ khi ý tưởng vẫn còn dang dở, họ sẽ biết rõ hậu quả từ hành động của mình, họ chấp nhận điều này. Vì thế, tranh chấp về quyền lợi sẽ ít xảy ra. Thêm vào đó, một startup có sự rõ ràng, minh bạch về mặt pháp lý, không tiềm ẩn những tranh chấp là một trong những tiêu chí cho sự quyết định rót vốn của nhà đầu tư bởi vì phân tích, đánh giá tình trạng pháp lý của startup là công việc bắt buộc phải làm trước khi tiến hành rót vốn của bất kỳ nhà đầu tư nào.

Không có con đường khởi nghiệp nào trải đầy thảm đỏ, nhưng cũng không có con đường nào là không thể đi qua. TRUE LEGAL hy vọng rằng thông qua bài chia sẻ này những vấn đề pháp lý về thỏa thuận cổ đông sẽ không còn là rào cản, thậm chí sẽ trở thành bước đệm đưa doanh nghiệp tiến xa hơn và thành công trong hoạt động kinh doanh khởi nghiệp. 

CÁC BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ:

Các bước xây dựng thỏa thuận đồng sáng lập

Những điều khoản cần có trong thỏa thuận đồng sáng lập

Thực tiễn quy định của pháp luật về thỏa thuận đồng sáng lập


Với mục tiêu hỗ trợ toàn diện đem lại sự an tâm, thuận tiện và đơn giản hóa trải nghiệm kinh doanh của khách hàng, True Legal cung cấp dịch vụ pháp lý xuyên suốt hành trình kinh doanh của khách hàng trên các lĩnh vực Quản lý rủi ro và Tuân thủ của doanh nghiệp – Sở hữu trí tuệ - Quản lý thuế, Kế toán tài chính - Quản trị nội bộ doanh nghiệp. Đội ngũ chuyên viên nhiều năm kinh nghiệm trong giải quyết các vụ việc pháp lý cùng kiến thức chuyên môn sâu rộng và sự tin tưởng và tiếp tục sử dụng, giới thiệu cho bạn bè, người quen của khách hàng cũ luôn là sự mạnh mẽ khẳng định uy tín, chất lượng dịch vụ của chúng tôi.

Thông tin liên hệ yêu cầu dịch vụ tư vấn pháp lý:

CÔNG TY TNHH TRUE LEGAL VIỆT NAM

Hotline: 096 948 3539/ 093 123 3539

Điện thoại: (024) 2219 9090 

Email: info@truelegal.vn

Địa chỉ trụ sở: Số 22 Trần Kim Xuyến, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội

VPGD tại HCMC: Số 11Bis Phan Ngữ, Đakao, Quận 1, Hồ Chí Minh

Hotline tư vấn & hỗ trợ