Tư vấn luật đầu tưTư vấn:096.948.3539 - 096.948.3539 - 093.123.3539

29/042024

DỊCH VỤ CẤP GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG

True Legal là đơn vị cung cấp dịch vụ thủ tục làm giấy phép lao động một cách chuyên nghiệp, uy tín. Trong bài viết dưới đây, True Legal sẽ giúp Quý khách nắm được dịch vụ thủ tục làm giấy phép lao động của chúng tôi:

1. Thẩm quyền: Sở Lao động Thương binh và Xã hội


2. Các bước thực hiện thủ tục cấp giấy phép lao động

     ► Bước 1: Nộp hồ sơ xin cấp Văn bản chấp thuận sử dụng lao động nước ngoài hay Văn bản cho phép doanh nghiệp, tổ chức được tuyển dụng, sử dụng lao động người nước ngoài làm việc tại doanh nghiệp, tổ chức của mình do UBND cấp tỉnh cấp.

           ► Bước 2: Sau khi có được Văn bản chấp thuận sử dụng Lao động Nước ngoài. Người sử dụng lao động tiếp nộp hồ xin Giấp phép lao động cho người nước ngoài tại Sở Lao động – Thương binh và Xã Hội hoặc Ban quản lý các khu công nghiệp nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.


3. Bộ hồ sơ đầy đủ thực hiện thủ tục:

      Công văn đề nghị: do True Legal soạn thảo

      Giấy khám sức khỏe cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam:

          → Đối với Hà Nội thì Giấy khám sức khỏe của một số bệnh viện sau sẽ được chấp nhận: Viện E, St. Paul, Bạch Mai, Việt Pháp, Hồng Ngọc, Thu Cúc, SOS… Giấy khám sức khoẻ có thời hạn 12 tháng

          → Đối với Giấy khám sức khoẻ do tổ chức y tế nước ngoài cập, cần đc hợp pháp lãnh sự theo quy định của Pháp Luật

          → Đối với các tỉnh, thành khác như Hải Phòng, Bắc Ninh, Thái Nguyên, Hưng Yên… Thì phải do bệnh viện đa khoa cấp tỉnh hoặc thành phố cấp.

      Lý lịch tư pháp trong thời hạn 180 ngày kể từ ngày cấp đến ngày nộp hồ sơ: Trong đó bao gồm MỘT TRONG HAI loại Lí lịch tư pháp sau:

          → Lý lịch tư pháp Nước ngoài: do chính quyền nước sở tại cấp. Giấy tờ này phải được hợp pháp hóa lãnh sự.

          → Lý lịch tư pháp Việt Nam: do Sở Tư pháp tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương cấp.

      Bằng Đại học, thạc sĩ, tiến sĩ phù hợp với vị trí công việc đối với các vị trí Chuyên gia, Giáo viên, cán bộ kĩ thuật cao. Giấy tờ này phải được hợp pháp hóa lãnh sự. (Bao gồm một số vị trí cụ thể như: Trưởng phòng, Chuyên gia, …)

      Văn bản xác nhận kinh nghiệm là nhà quản lý, Giáo đốc điều hành, Chuyên gia, hoặc lao động kĩ thuật, chuyên gia giáo dục (giấy tờ này phải được hợp pháp hóa lãnh sự).

      Hộ chiếu bản sao (công chứng – đầy đủ các trang có nội dung).

      Văn bản chấp thuận của UBND cấp tỉnh/thành phố về việc sử dụng lao động nước ngoài.

      02 ảnh 4×6.


4. Tài liệu khách hàng cần cung cấp:

STT

Tiêu đề hồ sơ

Số lượng

Yêu cầu

Ghi chú

 A. HỒ SƠ KHÁCH HÀNG KÝ ĐÓNG DẤU

1
Tờ khai đề nghị cấp thẻ ABTC
01
Có dán ảnh đóng dấu giáp lai và xác nhận của Thủ trưởng doanh nghiệp hoặc cơ quan tổ chức cán bộ các ngành kinh tế, quản lý nhà nước chuyên ngành về các hoạt động của các doanh nghiệp nơi doanh nhân công tác và làm việc.
 
2
Giấy ủy quyền
02
Ký đóng dấu người đại diện

 

 B. HỒ SƠ KHÁCH HÀNG CUNG CẤP

1
Văn bản thông báo đề nghị cấp thẻ hoặc văn bản cho phép sử dụng thẻ của cấp có thẩm quyền.
01
Căn cứ theo quy định tại Khoản 4 Điều 1 Quyết định số 54/2015/QĐ-TTg để xác định là văn bản thông báo hay là văn bản cho phép và cấp có thẩm quyền.
Văn bản có đầy đủ chữ ký, đóng dấu xác nhận của cấp có thẩm quyền.
 
2
Ảnh thẻ
02
Mới chụp, Cỡ 3cm x 4cm, đầu để trần, mặt nhìn thẳng, không đeo kính màu, phông nền màu trắng.
 
3
Hộ chiếu
01
Bản sao đã được Công chứng/Chứng thực
 
4
Quyết định bổ nhiệm chức vụ/ hợp đồng lao động.
01
Bản sao đã được Công chứng/Chứng thực
 
5
Một trong các giấy tờ: Thư mời/hợp đồng ngoại thương/ hợp đồng liên doanh/hợp đồng hợp tác kinh doanh/hợp đồng cung cấp dịch vụ hoặc các chứng từ xuất nhập khẩu khác.
01
Bản sao đã được Công chứng/Chứng thực
 
 

5. Công việc True Legal thực hiện:

     ♦ Giải đáp các thắc mắc về các thủ tục, điều kiện liên quan đến công việc.

     ♦ Tư vấn, hỗ trợ tiến hành thủ tục xin cấp lý lịch tư pháp. Cho người Nước Ngoài làm việc tại Việt Nam. Gồm cả hỗ trợ xin Giấy xác nhận tạm trú đối với người nước ngoài nếu khách hàng có nhu cầu.

     ♦ Tư vấn, hỗ trợ thủ tục khám sức khỏe tại Việt Nam để xin giấy phép lao động;

     ♦ Dịch, công chứng dịch, hợp pháp lãnh sự các tài liệu phục vụ cho việc cấp giấy phép lao động;

     ♦ Hoàn thiện hồ sơ cấp giấy phép lao động tại Việt Nam cho khách hàng;

     ♦ Đại diện khách hàng thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép lao động tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền


6. Thời gian thực hiện:

     ⇒ Thực hiện thủ tục: 20  ngày làm việc

           ⇒ Hiệu lực của giấy phép: 02 năm kể từ ngày cấp.


7. Cơ sở pháp lý  

     - Bộ luật lao động số 10/2012/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 18 tháng 6 năm 2012 và có hiệu lực kể từ ngày 1/5/2013.

     - Nghị định Số: 11/2016/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của bộ luật lao động về lao động nước ngoài làm tại việc tại Việt Nam


8. Những câu hỏi thường gặp của khách hàng:

 Câu hỏi 1: Công ty thực hiện việc thi công, lắp đặt thiết bị cho Công ty tại Việt Nam. Tuy nhiên, nhà thầu nước ngoài không có trụ sở và văn phòng tại Việt Nam. Như vậy, Công ty thuê nhà thầu có thể đứng tên ký hồ sơ để xin giấy phép lao động thay cho nhà thầu nước ngoài được không? Nếu được, có rủi ro gì đối với Công ty Việt Nam không?

→ Trả lời: Theo quy định tại Nghị định số 11/2016/NĐ-CP ngày 03/02/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam thì người lao động nước ngoài vào Việt Nam để thực hiện các loại hợp đồng hoặc thỏa thuận về kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học kỹ thuật, văn hóa, thể thao, giáo dục, dạy nghề và y tế thuộc đối tượng phải cấp giấy phép lao động. Như vậy, Công ty thuê nhà thầu nước ngoài thi công, lắp đặt thiết bị tại Việt Nam phải có trách nhiệm làm thủ tục đề nghị cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài theo quy định tại Mục 3 của Nghị định số 11/2016/NĐ-CP nêu trên.

 Câu hỏi 2: Công ty tôi đã làm thủ tục cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài, nay muốn mời, bảo lãnh người nước ngoài vào làm việc tại Công ty thì thủ tục như thế nào?

→ Trả lời: Theo quy định tại Điều 16 Luật số 47/2014/QH13 thì hồ sơ gồm: + Văn bản đề nghị cấp thị thực (mẫu NA2 ban hành theo Thông tư số 04/2015/TT-BCA). + Bản sao có chứng thực giấy phép lao động (điểm c khoản 4 Điều 10 Luật số 47/2014/QH13). + Trường hợp làm thủ tục mời, bảo lãnh người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam lần đầu thì phải gửi văn bản thông báo cho Cục quản lý xuất nhập cảnh kèm theo hồ sơ, bao gồm: Bản sao có chứng thực giấy phép hoặc quyết định của cơ quan có thẩm quyền về việc thành lập Công ty; Văn bản giới thiệu con dấu, chữ ký của người có thẩm quyền của Công ty (mẫu NA16 ban hành theo Thông tư số 04/2015/TT-BCA).- Việc thông báo chỉ thực hiện một lần, khi có sự thay đổi nội dung trong hồ sơ phải thông báo bổ sung.- Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị cấp thị thực tại cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực của Việt Nam ở nước ngoài. Trường hợp đề nghị cấp thị thực tại cửa khẩu quốc tế, giải quyết trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đối với các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 18 của Luật số 47/2014/QH13; trong thời hạn 12 giờ làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ đối với các trường hợp quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 18 của Luật số 47/2014/QH13.- Sau khi nhận được văn bản trả lời của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh thì Công ty thông báo cho người nước ngoài để làm thủ tục nhận thị thực tại cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực của Việt Nam ở nước ngoài.- Trường hợp đề nghị cấp thị thực cho người nước ngoài tại cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực của Việt Nam ở nước ngoài phải thanh toán với cơ quan quản lý xuất nhập cảnh khoản cước phí.- Cách thức thực hiện: Công ty trực tiếp nộp hồ sơ và nhận văn bản trả lời tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh.

 Câu hỏi 3: Một người nước ngoài vào Việt Nam làm việc được 1 tháng, đã có phiếu lý lịch tư pháp của nước ngoài. Trong trường hợp xin giấy phép lao động cho người này thì yêu cầu về phiếu lý lịch tư pháp cụ thể như thế nào?

→ Trả lời: Theo quy định tại Nghị định số 11/2016/NĐ-CP thì “Phiếu lý lịch tư pháp hoặc văn bản xác nhận người lao động nước ngoài không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự của nước ngoài cấp. Trường hợp người lao động nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam thì chỉ cần phiếu lý lịch tư pháp do Việt Nam cấp.Phiếu lý lịch tư pháp hoặc văn bản xác nhận người lao động nước ngoài không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự được cấp không quá 06 tháng, kể từ ngày cấp đến ngày nộp hồ sơ.”Như vậy, đối với người lao động nước ngoài đã có phiếu lý lịch tư pháp của nước ngoài không quá 06 tháng kể từ ngày cấp đến ngày nộp hồ sơ thì không cần xin thêm phiếu lý lịch tư pháp của Việt Nam.Các giấy tờ trên của nước ngoài thì phải được hợp pháp hóa lãnh sự, dịch ra tiếng Việt và chứng thực theo quy định tại Nghị định số 11/2016/NĐ-CP nêu trên trước khi tiến hành làm thủ tục hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động.

 Câu hỏi 4: Trong trường hợp xin cấp lại giấy phép lao động thì những giấy tờ xin cấp lại giấy phép lao động có bắt buộc phải hợp pháp hóa lãnh sự hay chỉ là bản chụp?

→ Trả lời: Theo quy định tại Nghị định số 11/2016/NĐ-CP ngày 03/02/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam thì các giấy tờ trong thành phần hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép lao động là 01 bản chụp kèm theo bản gốc để đối chiếu hoặc 01 bản sao có chứng thực, nếu của nước ngoài thì miễn hợp pháp hóa lãnh sự, nhưng phải dịch ra tiếng Việt và chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam. Như vậy, đối với trường hợp cấp lại giấy phép lao động thì các giấy tờ trong thành phần hồ sơ được miễn hợp pháp hóa lãnh sự, nhưng phải dịch ra tiếng Việt và chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.

 Câu hỏi 5: Người lao động nước ngoài có được sử dụng giấy khám sức khỏe được cấp ở nước ngoài trong thành phần hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại giấy phép lao động được không?

→ Trả lời: Theo quy định tại Nghị định số 11/2016/NĐ-CP ngày 03/02/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam thì hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động của người lao động nước ngoài phải có giấy chứng nhận sức khỏe được cấp ở nước ngoài hoặc ở Việt Nam theo quy định của Bộ Y tế theo Thông tư số 14/2013/TT-BYT ngày 06/5/2013 về Hướng dẫn khám sức khỏe. Đối với các trường hợp người nước ngoài chưa nhập cảnh vào Việt Nam thì có thể sử dụng giấy chứng nhận sức khỏe được cấp ở nước ngoài do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp. Các giấy tờ trên của nước ngoài thì phải được hợp pháp hóa lãnh sự, dịch ra tiếng Việt và chứng thực theo quy định tại Nghị định số 11/2016/NĐ-CP nêu trên trước khi tiến hành làm thủ tục hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại giấy phép lao động.


True Legal luôn tự hào là công ty cung cấp dịch vụ cho người nước ngoài chuyên nghiệp. Trải qua nhiều năm tích lũy kinh nghiệp trong lĩnh vực này, chúng tôi  thêm tự tin cung cấp dịch vụ cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam đến Qúy khách hàng đang có nhu cầu.

Thông tin liên hệ yêu cầu tư vấn dịch vụ cấp giấy phép lao động:

Công ty TNHH True Legal Việt Nam

Hotline: 096 948 3539/ 093 123 3539

Điện thoại: (024) 2219 9090 

Email: info@truelegal.vn  

Địa chỉ trụ sở: Số 17 lô 6, KĐT Trung Yên, Cầu Giấy, Hà Nội

VPGD: Số 35 Trung Kính, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội

Hotline tư vấn & hỗ trợ