Tư vấn luật đầu tưTư vấn:096.948.3539 - 096.948.3539 - 093.123.3539

20/112024

DỊCH VỤ ĐĂNG KÝ BẢN QUYỀN - QUYỀN TÁC GIẢ

True Legal được biết đến với khả năng và uy tín hàng đầu trong lĩnh vực tư vấn và thực hiện các công việc liên quan đến thủ tục hành chính tại Việt Nam. Khả năng của chúng tôi là tạo ra được sự an tâm về sự tuân thủ pháp luật và hạn chế thấp nhất các rủi ro pháp lý trong hoạt động của khách hàng.


Những khách hàng tiêu biểu True Legal đã thực hiện dịch vụ Đăng ký bản quyền, quyền tác giả thành công: Công ty cổ phần Dịch vụ và giải pháp xử lý dữ liệu VBEE, Công ty cổ phần NTT, Công ty TNHH Đầu tư VTCO, Công ty Nhôm Đăk Nông - TKV,...


Mỗi một tác phẩm đều là công sức của một người nghệ sỹ, chính vì vậy mà việc đăng ký bản quyền, quyền tác giả cho sản phẩm phẩm của mình là một điều vô cùng quan trọng. Để tránh tình trạng tranh chấp không may xảy ra quý khách hàng nên đăng ký sớm nhất tác phẩm của mình tại Cục Bản quyền tác giả. Với kinh nghiệm nhiều năm, True Legal gửi tới khách hàng dịch vụ đăng ký bản quyền, quyền tác giả để tham khảo:

1. THẨM QUYỀN:  Cục Bản quyền tác giả – Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch


2. ĐỐI TƯỢNG ĐĂNG KÝ QUYỀN TÁC GIẢ:

     • Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác;

     • Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;

     • Tác phẩm báo chí;

     • Tác phẩm âm nhạc;

     • Tác phẩm sân khấu;

     • Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự (sau đây gọi chung là tác phẩm điện ảnh);

     • Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng; đồ họa

     • Tác phẩm nhiếp ảnh;

     • Tác phẩm kiến trúc;

     • Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, công trình khoa học;

     • Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian;

     • Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.


3. BỘ HỒ SƠ ĐẦY ĐỦ THỰC HIỆN THỦ TỤC:

STT

Tiêu đề hồ sơ

Số lượng

Yêu cầu

Ghi chú

 A. HỒ SƠ KHÁCH HÀNG KÝ ĐÓNG DẤU

1

 Tờ khai đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan

01

Ký, đóng dấu 

True Legal soạn

2

 Giấy ủy quyền nộp đơn

01

Ký, đóng đấu

True Legal soạn

3

 Giấy cam đoan

01

Ký, đóng dấu

True Legal soạn

4

 - Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác   phẩm có đồng tác giả;

 - Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả, quyền liên quan thuộc sở hữu chung;

 - Giấy cam đoan của tác giả đối với kịch bản   chương trình truyền hình;(Nếu là cá nhân)

01

Bản gốc

True Legal soạn

 B. HỒ SƠ KHÁCH HÀNG CUNG CẤP

1

 - Bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả

 - Bản định hình đăng ký quyền liên quan.

02

Bản sao

KH cung cấp

2

 Đăng ký kinh doanh (đối với doanh nghiệp)

01

Bản sao công chứng

KH cung cấp

 Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu

 (đối với cá nhân)

01

Bản sao công chứng

KH cung cấp

4

 Giấy chuyển nhượng quyền sở hữu tác phẩm của tác giả/ các tác giả cho chủ sở hữu tác phẩm (tổ chức, công ty)

01

Bản gốc

KH cung cấp


4. CÔNG VIỆC TRUE LEGAL THỰC HIỆN:

       Tư vấn và thay mặt khách hàng soạn hồ sơ đăng ký quyền tác giả và nộp hồ sơ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

       Thay mặt khách hàng theo dõi tình trạng hồ sơ và thông báo cho khách hàng;

       Sửa đổi bổ sung hồ sơ theo yêu cầu của cơ quan nhà nước;

       Nhận kết quả tại cơ quan nhà nước và bàn giao cho khách hàng.


5. THỜI GIAN THỰC HIỆN: 20 - 25 ngày làm việc


6. CƠ SỞ PHÁP LÝ:

     - Luật Sở hữu Trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009

     - Nghị định 100/CP ngày 21/9/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan;

     - Nghị định 85/CP ngày 20/9/2011 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 100/2006/NĐ-CP ngày 21/9/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan.

     - Thông tư 01/2007/TT-BKHCN hướng dẫn thi hành Nghị định 103/2006/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Sở hữu trí tuệ.


7. NHỮNG CÂU HỎI THƯỜNG GẶP:

 Câu hỏi 1: Tôi có một ý tưởng sáng tác một bài hát và có chia sẻ ý tưởng về lời bài hát cho một người bạn. Người đó đã nhanh chóng sử dụng ý tưởng của tôi để viết một bài hát với lời giống hệt những gì tôi chia sẻ. Vậy tôi có quyền kiện người đó đã vi phạm quyền sở hữu của tôi đối với lời bài hát mà tôi lên y tưởng  không?

→ Trả lời: Không. Vì quyền tác giả đối với bài hát chỉ phát sinh khi bài hát đã được hình thành và thể hiện dưới dạng vật chất, có thể là tờ giấy ghi lời bài hát hoặc bản ghi âm bài hát đó. Thêm vào đó, theo điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ, ý tưởng không thuộc đối tượng được bảo hộ quyền tác giả. Vì vậy, hành vi của người bạn kia không thuộc trường hợp xâm phạm quyền tác giả đối với ý tưởng về lời bài hát của bạn.

 Câu hỏi 2: Công ty tôi là công ty kinh doanh nhạc số. Chúng tôi muốn sản xuất một video âm nhạc tổng hợp các bài hát Việt Nam nổi bật  trong năm 2019 và có kế hoạch thu âm và phát hành đĩa hành để đem ra thị trường tiêu thụ. Một trong số các bài hát đã được nhạc sĩ đăng ký quyền sở hữu rồi. Vậy công ty tôi có cần hỏi ý kiến cũng như trả thù lao cho những nhạc sĩ đó hay không?

→ Trả lời: Có. Theo điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ, hành động của công ty là sao chép tác phẩm, truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử (nếu công ty có ý định up bài hát tổng hợp lên youtube),… thì phải xin phép tác giả và trả tiền thù lao cho nhạc sĩ của bài hát đó.

 Câu hỏi 3: Tôi có tham dự concert của một ca sĩ nổi tiếng và có quay lại phần trình diễn của cô ấy và có up lên youtube của mình. Video này của tôi được rất nhiều lượt xem và được youtube trao tặng nút vàng youtube và thưởng một khoản tiền. Tôi có cần phải trả một phần từ tiền thưởng cho ca sĩ đó không?

→ Trả lời: Có. Theo khoản 4, Điều 29 Luật Sở hữu trí tuệ thì việc tổ chức, cá nhân  sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp cuộc biểu diễn đã được định hình trên bản ghi âm, ghi hình thì phải trả tiền thù lao cho người biểu diễn theo quy định của pháp luật hoặc theo thỏa thuận trong trường hợp pháp luật không quy định. Như vậy, việc bạn quay lại và up lên youtube là hành vi sao chép trực tiếp cuộc biểu diễn của đã được định hình trên bản ghi âm, ghi hình, có khai thác thương mại nên bạn cần phải trả tiền thù lao cho ca sĩ đó. Ca sĩ hoặc bên tổ chức cuộc biểu diễn có quyền yêu cầu bạn phải trả thù lao. Tuy nhiên, nếu ca sĩ đó hoặc công ty quản lý nếu biết về việc này mà không có ý kiến gì thì coi như đây là hành động cho phép bạn được sao chép và không yêu cầu thù lao.

 Câu hỏi 4: Tôi đang muốn trích dẫn một số câu nói trong tác phẩm để làm minh họa cho bài luận văn tốt nghiệp của tôi. Mà theo tôi biết thì tác giả của tác phẩm đã tiến hành thủ tục đăng ký bản quyền cho tác phẩm đó rồi. Vậy nếu tôi trích dẫn tác phẩm mà chưa được sự cho phép của tác giả có được xem là hành vi vi phạm quyền tác giả không?

→ Trả lời: Không. Vì theo điểm a, khoản 1, Điều 25 Luật Sở hữu trí tuệ, hành động trích dẫn hợp lý tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để bình luận hoặc minh họa trong tác phẩm của mình thì không phải xin phép  và không phải trả tiền nhuận bút, thù lao. Như vậy, nếu bạn trích dẫn một các hợp lý, không làm sai ý tác giả của tác phẩm đó thì hành vi trích dẫn của bạn không bị coi là vi phạm quyền tác giả, không phải xin phép tác giả của tác phẩm đó cũng như không phải trả tiền nhuận bút, thù lao.

 Câu hỏi 5: Tôi đã đăng ký quyền tác giả đối với các phẩm truyện của mình. Và hiện đang có một công ty muốn mua lại truyện của tôi và xuất bản nó. Tôi có thể chuyển nhượng hoàn toàn các quyền của tôi liên quan đến tác phẩm truyện này không?

→ Trả lời: Không. Theo quy định tại Khoản 2, Điều 45 Luật Sở hữu trí tuệ, có một số quyền tác giả không được chuyển nhượng:

- Đặt tên cho tác phẩm;
- Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng;
- Cho phép người khác công bố tác phẩm;
- Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

 Câu hỏi 6: Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả được cấp đổi trong trường hợp nào và cách thức nộp?

→ Trả lời: Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả được cấp đổi trong trường hợp thay đổi chủ sở hữu quyền tác giả hoặc thay đổi thông tin về tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, tên tác phẩm. Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, có nhu cầu được cấp đổi Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả nộp trực tiếp, gửi qua đường bưu điện hoặc ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp đổi Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Cục Bản quyền tác giả.Địa chỉ: Số 33, ngõ 294/2 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội.


True Legal luôn tự hào là công ty cung cấp dịch vụ đăng ký bản quyền tác giả, quyền liên quan chuyên nghiệp. Trải qua nhiều năm tích lũy kinh nghiệp trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, chúng tôi  thêm tự tin cung cấp dịch vụ đăng ký bản quyền, quyền tác giả đến Qúy khách hàng đang có nhu cầu.

Thông tin liên hệ yêu cầu tư vấn dịch vụ đăng ký bản quyền quyền tác giả, quyền liên quan :

CÔNG TY TNHH TRUE LEGAL VIỆT NAM 

Hotline: 096 948 3539/ 093 123 3539

Điện thoại: (024) 2219 9090 

Email: info@truelegal.vn     

Địa chỉ trụ sở: Số 22 Trần Kim Xuyến, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội

VPGD tại HCMC: 11Bis Phan Ngữ, Đa Kao, Quận 1, Hồ Chí Minh

Hotline tư vấn & hỗ trợ