Tư vấn luật đầu tưTư vấn:096.948.3539 - 096.948.3539 - 093.123.3539

21/112024

DỊCH VỤ XIN CẤP GIẤY PHÉP VÀO PHỐ CẤM TẠI HÀ NỘI

True Legal được biết đến với khả năng và uy tín hàng đầu trong lĩnh vực tư vấn và thực hiện các công việc liên quan đến thủ tục hành chính tại Việt Nam. Khả năng của chúng tôi là tạo ra được sự an tâm về sự tuân thủ pháp luật và hạn chế thấp nhất các rủi ro pháp lý trong hoạt động của khách hàng.


Những khách hàng tiêu biểu True Legal đã thực hiện dịch vụ Cấp giấy phép vào phố cấm tại Hà Nội thành công: Công ty TNHH Chuyển phát nhanh On time express, Công ty cổ phần bưu chính miền nam, Công ty TNHH Logistics Thành Hưng, Công ty TNHH Dịch vụ Lai Gia, Công ty cổ phần xuất nhập khẩu và đầu tư thương mại Trường Anh,...


Bạn muốn hoạt động trong lĩnh vực bưu chính (chuyển phát nhanh), bạn đang vướng mắc chưa biết về thủ tục cấp giấy phép xe đi vào đường cấm, phố cấm tại Hà Nội. Vậy hãy để True Legal giúp bạn hoàn thành những thủ tục khó khăn này. 

1. VÌ SAO PHẢI XIN GIẤY PHÉP VÀO PHỐ CẤM:

      ► Nhằm đảm bảo an ninh trật tự và an toàn giao thông, tại các thành phố như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh,… sẽ có hạn chế về thời gian và phạm vi hoạt động của một số loại phương tiện giao thông.

     ► Để tránh trường hợp phương tiện giao thông đi không đúng tuyến đường và thời gian quy định sẽ bị xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, chủ phương tiện cũng như lái xe cần phải làm thủ tục xin giấy phép vào phố cấm.


2. QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT MỚI LIÊN QUAN ĐẾN XE TẢI VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA:

     Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT có hiệu lực từ ngày 01 tháng 07 năm 2020 chính thức có sự thay đổi về phạm vi điều chỉnh đối với hai đối tượng xe con và xe tải, cụ thể:

     - Xe ô tô con (hay còn gọi là xe con) là xe ô tô được xác định theo Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, để chở người không quá 9 chỗ ngồi (kể cả chỗ người lái)

     - Ô tô tải (hay còn gọi là xe tải) là xe ô tô có kết cấu và trang bị chủ yếu để chuyên chở hàng hóa (bao gồm cả ô tô đầu kéo, ô tô kéo rơ moóc và các loại xe như xe PICK UP, xe tải VAN có khối lượng hàng chuyên chở cho phép tham gia giao thông từ 950 kg trở lên)

     Như vậy, thay đổi hoàn toàn với quy định cũ tại QCVN 41:2016/BGTVT, xe ô tô chở hàng với khối lượng chuyên chở dưới 1.500 kg đã không được coi là xe con, mà hoàn toàn được xếp vào loại hình xe tải. Điều này cũng đồng nghĩa với việc các loại xe này sẽ không được tự do di chuyển  trong các thành phố lớn, có mật độ tham gia giao thông đông như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng,… bởi quy định hạn chế lưu thông tại đường cấm, giờ cấm của các tỉnh, thành phố này.

     Quy định trên thực tế đã đặt ra thách thức không nhỏ đối với các công ty vân chuyển hàng hóa khi xe có trọng tải dưới 1.5 tấn là loại xe phổ biến được các công ty sử dụng. Việc thay đổi khiến các công ty vận tải nếu muốn tự do di chuyển  trong các thành phố sẽ phải chú ý thêm thủ tục xin cấp Giấy phép lưu thông trong khu vực nội đô, hay còn có tên gọi khác là Giấy phép phố cấm. Việc thực hiện thủ tục này sẽ do Sở Giao thông Vận tải của từng tỉnh, thành phố quyết định, tuy nhiên nhìn chung,  trình tự sẽ gồm các bước như sau:

Bước 1: Thực hiện thủ tục xin xác nhận thông báo hoặc giấy phép bưu chính với Bộ Thông tin và Truyền thông

Bước 2: Xin Giấy phép phố cấm dưới tư cách xe hoạt động bưu chính, chuyển phát bưu kiện, hàng hóa.


3. THẨM QUYỀN CẤP GIẤY PHÉP VÀO PHỐ CẤM TẠI HÀ NỘI: 

     Giấy phép phố cấm có thể xin tại Phòng Cảnh sát giao thông hoặc Ssở Giao thông vận tải tỉnh, thành phố mà doanh nghiệp kinh doanh hoạt động vận tải tùy theo hình thức kinh doanh và trọng tải xe, cụ thể như sau:

     ♦ Giấy phép lưu hành đặc biệt cho xe chở bưu phẩm bưu kiện hoạt động 24/24 (Sở Giao thông vận tải cấp)

     ♦ Giấy phép lưu hành đặc biệt cho xe Siêu trường siêu trọng (Sở Giao thông vận tải cấp)

     ♦ Giấy phép vào phố cấm chạy ngày và đêm trong khung giờ quy định từ 9h-15h chiều và 21h- 6h sáng dành cho các xe dưới 3,5 tấn (Phòng Cảnh sát giao thông cấp)

     ♦ Giấy phép vào phố cấm ban đêm đối với xe trên 3,5 tấn (Phòng Cảnh sát giao thông và Sở Giao thông vận tải cấp tùy theo trọng tải)


4. HỒ SƠ THỰC HIỆN THỦ TỤC CẤP GIẤY PHÉP VÀO PHỐ CẤM TẠI HÀ NỘI:

STT

TIÊU ĐỀ HỒ SƠ

SỐ LƯỢNG

YÊU CẦU

GHI CHÚ

 A. HỒ SƠ KHÁCH HÀNG KÝ ĐÓNG DẤU

1

Đơn đề nghị cấp phép đối với xe tư nhân

01

Bản gốc

True Legal soạn thảo

2

Công văn đề nghị cấp phép và giấy giới thiệu (ủy quyền cho nhân viên, cán bộ đến liên hệ công tác) đối với cơ quan, doanh nghiệp

01

Bản gốc

True Legal soạn thảo

 B. HỒ SƠ KHÁCH HÀNG CUNG CẤP

1

Chứng minh nhân dân

01

Bản sao

 

2

Giấy đăng ký xe

(hoặc Giấy đăng ký tạm thời đối với phương tiện mới nhận)

01

Bản sao

 

3

Giấy  chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ

(hoặc bản sao tính năng kỹ thuật của xe đối với phương tiện mới nhận (do nhà sản xuất gửi kèm theo xe))

01

Bản sao

 

4

Giấy phép kinh doanh vận tải (đối với xe cơ quan, doanh nghiệp)

Giấy phép kinh doanh bưu chính do Sở hoặc Bộ TT&TT cấp tùy thuộc phạm vi cung ứng dịch vụ (đối với Giấy phép lưu hành đặc biệt cho xe chở bưu phẩm bưu kiện)

01

Bản sao

 

5

Giấy phép lái xe

(Nếu Giấy phép vào phố cấm chạy ngày hoặc Giấy phép vào phố cấm chạy đêm, với những xe có tổng trọng tải dưới 10 tấn)

01

Bản sao

 

6

Hợp đồng vận chuyển

(Nếu Giấy phép vào phố cấm chạy ngày hoặc Giấy phép vào phố cấm chạy đêm)

01

Bản sao

 


5. CÔNG VIỆC TRUE LEGAL THỰC HIỆN

       Tư vấn cho khách hàng những quy định của pháp luật về việc cấp giấy phép vào phố cấm tại Hà Nội;

       Hỗ trợ quý khách hàng soạn đầy đủ hồ sơ theo quy định pháp luật ;

       Đại diện Quý khách nộp hồ sơ tại Sở Giao thông vận tải thành phố Hà Nội;

       Theo dõi và giải trình về hồ sơ theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

       Nhận kết quả tại Sở Giao thông vận tải thành phố Hà Nội và bàn giao kết quả cho khách hàng đúng thời hạn


6. CƠ SỞ PHÁP LÝ

     - Luật Bưu chính ngày 17 tháng 06 năm 2010;

     - Nghị định số 100/2019/NĐ-CP;

     - Thông tư 46/2015/TT-BGTVT


7. NHỮNG CÂU HỎI THƯỜNG GẶP

  Câu hỏi 1: Thời hạn của Giấy phép vào phố cấm tại thành phố Hà Nội ?

→ Trả lời: Theo quy định của pháp luật, thời hạn của Giấy phép vào phố cấm tại thành phố Hà Nội là 03 tháng.

 Câu hỏi 2: Xe vận tải hàng hóa muốn xin giấy phép đường cấm có cần thực hiện thủ tục bưu chính ?

→ Trả lời: Thủ tục xin cấp giấy phép đi vào đường cấm, phố cấm không có quy định chung, mà phụ thuộc vào việc quản lý giao thông của Sở Giao thông vận tải của từng tỉnh, thành phố. Tuy nhiên, đối với các tỉnh, thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh,... xe vận tải hàng hóa sẽ phải xin loại giấy phép này nếu muốn đi vào đường cấm, phố cấm. Trong đó các thủ tục bưu chính (thông báo bưu chính, giấy phép bưu chính) là 1 trong các yêu cầu bắt buộc trong thành phần hồ sơ xin giấy phép này.

 Câu hỏi 3: Đi vào phố cấm bị phạt bao nhiêu tiền ?

→ Trả lời: Khoản 4 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định

"Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

b) Đi vào khu vực cấm, đường có biển báo hiệu có nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 5, điểm a khoản 8 Điều này và các trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định;"

 Câu hỏi 4: Địa chỉ nộp hồ sơ xin giấy phép vào phố cấm, đường cấm ở đâu ?

Sau khi chuẩn bị hồ sơ, nộp hồ sơ trực tiếp tại

+ Sở Giao thông vận tải Hà Nội (16 Cao Bá Quát, Điện Bàn, Ba Đình, Hà Nội)

+ Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt và các Đội CSGT:

- Cơ sở 1: Số 86 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội (4 quận: Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Tây Hồ);

- Cơ sở 2: Số 1234 Đường Láng, Đống Đa, Hà Nội( 8 quận, huyện: Cầu Giấy, Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm, Sơn Tây, Hoài Đức, Đan Phượng, Phúc Thọ, Ba Vì);

- Cơ sở 3: Số 2 Long Biên, quận Long Biên, Hà Nội (5 quận, huyện: Long Biên Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn, Mê Linh);

- Cơ sở 4: Số 2 Nguyễn Khuyến, Hà Đông, Hà Nội (8 quận, huyện: Thanh Xuân, Hà Đông, Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ, Thanh Oai, Ứng Hòa, Mỹ Đức);

- Cơ sở 5: Số 5 Ngọc Hồi - Hoàng Mai - Hà Nội (8 quận, huyện: Hai Bà Trưng, Hoàng Mai, Thanh Trì, Thường Tín, Phú Xuyên)


True Legal luôn tự hào là công ty cung cấp dịch vụ xin giấy phép vào phố cấm tại Hà Nội trong nước chuyên nghiệp. Trải qua nhiều năm tích lũy kinh nghiệp trong lĩnh vực này, chúng tôi  thêm tự tin cung cấp dịch vụ xin giấy phép vào phố cấm tại Hà Nội đến Qúy khách hàng đang có nhu cầu.

Thông tin liên hệ yêu cầu tư vấn dịch vụ xin giấy phép vào phố cấm tại Hà Nội:

Công ty TNHH True Legal Việt Nam

Hotline: 096 948 3539/ 093 123 3539

Điện thoại: (024) 2219 9090 

Email: info@truelegal.vn  

Địa chỉ trụ sở: Số 17 lô 6, KĐT Trung Yên, Cầu Giấy, Hà Nội

VPGD: Số 35 Trung Kính, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội

Hotline tư vấn & hỗ trợ