DỊCH VỤ XIN GIẤY PHÉP DẠY NĂNG KHIẾU
True Legal được biết đến với khả năng và uy tín hàng đầu trong lĩnh vực tư vấn và thực hiện các công việc liên quan đến thủ tục hành chính tại Việt Nam. Khả năng của chúng tôi là tạo ra được sự an tâm về sự tuân thủ pháp luật và hạn chế thấp nhất các rủi ro pháp lý trong hoạt động của khách hàng.
Những khách hàng tiêu biểu True Legal đã thực hiện dịch vụ xin giấy phép dạy năng khiếu thành công: Công ty cổ phần Đào tạo Vietfuture, Công ty TNHH Dịch vụ & Phát triển tài năng Việt, Công ty cổ phần đầu tư công nghệ và địa ốc Interland, Công ty TNHH Trường học cuộc sống tươi đẹp,...
True Legal gửi Quý khách hàng nội dung tư vấn liên quan đến thủ tục xin giấy phép dạy năng khiếu như sau:
Bước 01: Đăng ký thành lập doanh nghiệp
Hoạt động kinh doanh chỉ được phép tiến hành khi đã đăng ký và được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Đăng ký kinh doanh theo hình thức doanh nghiệp
→ Tham khảo thủ tục đăng ký doanh nghiệp tại đây
Bước 02: Xin giấy phép dạy năng khiếu
1. Thẩm quyền: Sở Giáo dục và Đào tạo nơi mở trung tâm dạy năng khiếu
2. Quy trình Mở trung tâm dạy năng khiếu
• Nộp 01 bộ hồ sơ tại Sở Giáo Dục và Đào tạo
• Thẩm định cơ sở
• Cấp Giấy phép hoạt động trung tâm dạy năng khiếu
3. Điều kiện để Mở trung tâm dạy năng khiếu
♦ Điều kiện về cơ sở vật chất:
Có phòng học, phòng chức năng có đủ ánh sáng, đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh trường học theo quy định
Thiết bị dạy học phải đảm bảo an toàn, phù hợp với nội dung dạy học, hoạt động và tâm lý lứa tuổi người học
♦ Điều kiện về giáo viên, báo cáo viên, huấn luyện viên:
Có đủ điều kiện về sức khỏe
Có phẩm chất đạo đức tốt, không trong thời gian bị kỷ luật từ cảnh cáo trở lên, không bị truy cứu trách nhiệm hình sự
Có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm; am hiểu các lĩnh vực kỹ năng sống hoặc hoạt động giáo dục có liên quan
♦ Điều kiện về giáo trình, tài liệu:
Có đủ giáo trình, tài liệu do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành hoặc phê duyệt
Nếu giáo trình, tài liệu tự lựa chọn hoặc tự xây dựng thì phải được cơ quan có thẩm quyền cấp phép hoạt động hoặ cơ quan xác nhận đăng ký hoạt động chấp thuận
Nội dung giáo trình, tài liệu phải đảm bảo yêu cầu, có nội dung phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam, không trái với các quy định của pháp luật.
4. Bộ hồ sơ đầy đủ thực hiện thủ tục Mở trung tâm dạy năng khiếu:
STT |
Tiêu đề hồ sơ |
Số lượng |
Yêu cầu |
Ghi chú |
A |
HỒ SƠ KHÁCH HÀNG KÝ ĐÓNG DẤU |
|||
1 |
Tờ trình đề nghị cấp phép hoạt động |
02 |
Ký đóng dấu chủ đơn, đóng dấu giáp lai các trang |
|
2 |
Quyết định về việc thành lập trung tâm |
02 |
Ký đóng dấu chủ đơn, đóng dấu giáp lai các trang |
|
3 |
Quyết định bổ nhiệm giám đốc trung tâm |
02 |
Ký đóng dấu chủ đơn, đóng dấu giáp lai các trang |
|
4 |
Đề án hoạt động |
02 |
Ký đóng dấu chủ đơn, đóng dấu giáp lai các trang |
|
5 |
Bảng kê chương trình |
02 |
Ký đóng dấu chủ đơn, đóng dấu giáp lai các trang |
|
6 |
Thời khóa biểu |
02 |
Ký đóng dấu chủ đơn, đóng dấu giáp lai các trang |
|
7 |
Bảng kê cơ sở vật chất |
02 |
Ký đóng dấu chủ đơn, đóng dấu giáp lai các trang |
|
8 |
Quy định về học phí, lệ phí |
02 |
Ký đóng dấu chủ đơn, đóng dấu giáp lai các trang |
|
9 |
Danh sách cán bộ, nhân viên |
02 |
Ký đóng dấu chủ đơn, đóng dấu giáp lai các trang |
|
10 |
Hợp đồng lao động của cán bộ, nhân viên |
02/người |
Ký đóng dấu chủ đơn, đóng dấu giáp lai các trang |
|
11 |
Giấy giới thiệu |
02 |
Ký đóng dấu chủ đơn |
|
B |
HỒ SƠ KHÁCH HÀNG CUNG CẤP |
|||
1 |
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh |
02 |
Bản sao chứng thực |
|
2 |
Hợp đồng thuê địa điểm tối thiểu 2 năm có xác nhận của Phòng công chứng |
02 |
Bản sao chứng thực |
|
3 |
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất |
02 |
Bản sao chứng thực |
|
4 |
Bản cam kết đảm bảo an ninh, trật tự có xác nhận của địa phương |
02 |
Bản sao chứng thực |
|
5 |
Biên bản kiểm tra PCCC hoặc Biên bản nghiệm thu PCCC hoặc Giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy (nếu có) |
02 |
Bản sao chứng thực |
|
6 |
Giáo trình |
02 |
Bản gốc |
|
7 |
Hồ sơ giám đốc trung tâm, gồm: - Sơ yếu lý lịch xác nhận địa phương - Chứng minh nhân dân - Bằng TN Đại học - Xác nhận kinh nghiệm đã hoạt động trong lĩnh vực đào tạo kỹ năng - Chứng chỉ sư pham (nếu tham gia giảng dạy) - Giấy khám sức khỏe - Hộ khẩu hoặc tạm trú Hà Nội |
02/ giấy tờ |
Bản sao chứng thực |
|
8 |
Hồ sơ giáo viên, huấn luyện viên, báo cáo viên gồm: - Chứng minh nhân dân - Sơ yếu lý lịch xác nhận địa phương - Bằng TN Đại học chuyên ngành giảng dạy - Chứng chỉ sư phạm - Giấy khám sức khỏe |
02/ giấy tờ/ 01 người |
Bản sao chứng thực |
|
9 |
Hồ sơ nhân viên khác: - Chứng minh nhân dân - Sơ yếu lý lịch xác nhận địa phương - Bằng cấp/ Chứng chỉ (nếu có) - Giấy khám sức khỏe |
02/ giấy tờ/ 01 người |
Bản sao chứng thực |
|
5. Công việc True Legal thực hiện thủ tục Mở trung tâm dạy năng khiếu:
Tư vấn thủ tục mở trung tâm dạy năng khiếu;
Soạn một bộ hồ sơ theo quy định;
Đại diện Quý khách nộp hồ sơ tại Sở Giáo dục và Đào tạo;
Hướng dẫn thiết kết và bố trí cơ sở theo đúng quy định pháp luật;
Theo dõi và giải trình về hồ sơ theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
Nhận Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động trung tâm dạy năng khiếu;
Giao một bộ hồ sơ hoàn chỉnh cho Quý Khách lưu.
6. Hiệu lực giấy phép Trung tâm dạy năng khiếu: 02 năm.
⇒ Hết thời hạn hiệu lực của giấy phép, Quý khách hàng phải thực hiện thủ tục xin Giấy chứng nhận trước 06 tháng kể từ thời điểm hết hạn.
7. Thời gian và quy trình thực hiện thủ tục mở trung tâm dạy năng khiếu:
- Từ 02- 03 ngày làm việc True Legal tiếp nhận thông tin, tư vấn về điều kiện cơ sở…, soạn hồ sơ gửi doanh nghiệp ký, nộp cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- 20 - 25 ngày làm việc: Nhận kết quả
8. Cơ sở pháp lý thực hiện thủ tục mở trung tâm dạy năng khiếu:
- Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ngày 25 tháng 11 năm 2009;
- Thông tư số 04/2014/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 02 năm 2014 quy định quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa.
9. Những câu hỏi thường gặp của khách hàng:
Câu hỏi 1: Tôi tốt nghiệp Đại học nghành Sư phạm âm nhạc. Hiện tại tôi không tham gia dạy học ở các trường phổ thông, cơ sở nào. Nay em muốn mở lớp dạy năng khiếu (đàn, hát) thì cần thủ tục gì hợp pháp. Lớp dạy thêm có quy mô nhỏ lẻ thì có cần xin phép địa phương hay chính quyền gì không?
→ Trả lời: Hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa được quy định tại khoản 2 điều 2 Thông tư 04/2014/ TT- BGDDT ban hành quy định quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa:
“2. Hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa trong quy định này được hiểu là hoạt động giáo dục đáp ứng nhu cầu người học không thuộc chương trình, kế hoạch giáo dục do các cơ quan có thẩm quyền đã phê duyệt.”
Theo đó việc mở lớp dạy năng khiếu (đàn, hát) của bạn là tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa. Do đó bạn cần xin cấp phép và đăng ký hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa tại Sở giáo dục và đào tạo tỉnh/thành phố nơi đặt địa điểm đào tạo.
Quy định về thủ tục xin cấp và đăng ký hoạt động được cụ thể tại điều 7, điều 8 Thông tư 04/2014/ TT- BGDDT ban hành quy định quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa.
Câu hỏi 2: Chúng tôi có chương trình đào tạo kỹ năng sống mua bản quyền từ nước ngoài. Vậy chúng tôi có thể sử dụng chương trình này để sử dụng cho đào tạo cho trung tâm kỹ năng của chúng tôi được không?
→ Trả lời: Giáo trình, tài liệu sử dụng tại trung tâm đào tạo kỹ năng sống được quy định tại điều 6 Thông tư 04/2014/ TT- BGDDT ban hành quy định quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa: Có đủ giáo trình, tài liệu do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành hoặc phê duyệt. Nếu giáo trình, tài liệu tự lựa chọn hoặc tự xây dựng thì phải được cơ quan có thẩm quyền cấp phép hoạt động hoặc cơ quan xác nhận đăng ký hoạt động theo quy định tại Điều 7, Điều 8 của Quy định này chấp thuận; đảm bảo yêu cầu, có nội dung phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam, không trái với các quy định của pháp luật.
Theo đó chương trình đào tạo của bạn phải được xây dựng theo các giáo trình do cơ quan có thẩm quyền chấp thuận. Sau khi được chấp thuận, trung tâm bạn được phép dử dụng chương trình nói trên.
Câu hỏi 3: Em đã tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp diễn viên múa tại trường Đại học văn hóa nghệ thuật quân đội. Em muốn mở trung tâm và đứng lớp dạy các học viên có nhu cầu tại Hà Nội, điều kiện bằng cấp cần có như nào ạ?
→ Trả lời: Điều kiện về giáo viên giảng dạy tại trung tâm năng khiếu được quy định tại điều 5 Thông tư 04/2014/ TT- BGDDT ban hành quy định quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa:
“Điều 5. Giáo viên, báo cáo viên, huấn luyện viên
1. Có đủ điều kiện về sức khoẻ.
2. Có phẩm chất đạo đức tốt; không trong thời gian bị kỷ luật từ cảnh cáo trở lên, không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
3. Có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm; am hiểu các lĩnh vực kỹ năng sống hoặc hoạt động giáo dục có liên quan.”
Như vậy, Việc bạn có bằng cấp chuyên môn về diễn viên mũa đã đáp ứng một trong các tiêu chuẩn đối với giáo viên dạy múa. Ngoài ra, bạn cần phải có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm, có đủ điều kiện sức khỏe, có phẩm chất đạo đức tốt.
Câu hỏi 4: Chúng tôi dạy mỹ thuật, âm nhạc, toán, tiếng việt cho các bé từ 5-12 tuổi. Tôi có thể xin giấy phép gì để phù hợp cho việc đào tạo?
→ Trả lời: Các trường hợp không được dạy thêm được quy định tại điều 4 Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT ban hành quy định về dạy thêm, học thêm:
"2. Không dạy thêm đối với học sinh tiểu học, trừ các trường hợp: bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng sống.”
Đối tượng đào tạo của bạn là các bé từ 5-12 tuổi: thuộc nhóm học sinh tiểu học, vì vậy, trung tâm bạn không được dạy thêm, học thêm.
Tuy nhiên, bạn có thể thành lập trung tâm bồi dưỡng năng khiếu vẽ, đàn, hát, múa, tập viết chữ đẹp, làm toán tư duy cho các bé. Theo đó trung tâm sẽ đăng ký và xin cấp phép hoạt động cho hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa theo quy định tại điều 7, điều 8 Thông tư 04/2014/ TT- BGDDT ban hành quy định quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa.
Câu hỏi 5: Công ty chúng tôi đang đăng ký xin phép dạy toán, văn, anh cho đối tượng học sinh THCS VÀ THPT Vậy chúng tôi có thể xin chung 1 giấy phép được không? Và chúng tôi nộp hồ sơ ở đâu?
→ Trả lời: Thẩm quyền cấp giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm được quy định tại điều 11 Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT ban hành quy định về dạy thêm, học thêm:
1. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép tổ chức dạy thêm, học thêm hoặc uỷ quyền cho Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo cấp giấy phép tổ chức dạy thêm, học thêm đối với các trường hợp tổ chức dạy thêm, học thêm có nội dung thuộc chương trình trung học phổ thông hoặc thuộc nhiều chương trình nhưng có chương trình cao nhất là chương trình trung học phổ thông.
2. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện cấp giấy phép tổ chức dạy thêm, học thêm hoặc uỷ quyền cho Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo cấp giấy phép tổ chức dạy thêm, học thêm đối với các trường hợp tổ chức dạy thêm, học thêm có nội dung thuộc chương trình tiểu học, trung học cơ sở hoặc thuộc nhiều chương trình nhưng có chương trình cao nhất là chương trình trung học cơ sở.”
Như vậy, đối với trường hợp của bạn có chương trình đào tạo THPT là chương trình cao nhất, công ty bạn sẽ nộp hồ sơ xin cấp phép tổ chức dạy thêm, học thêm cho cả chương trình THCS và THPT tại Sở giáo dục và đào tạo tỉnh/thành phố nơi đặt địa điểm đào tạo.
True Legal luôn tự hào là công ty cung cấp dịch vụ Giấy phép mở Trung tâm dạy năng khiếu. Trải qua nhiều năm tích lũy kinh nghiệp trong lĩnh vực đào tạo, chúng tôi thêm tự tin cung cấp thủ tục mở Trung tâm dạy năng khiếu đến Qúy khách hàng đang có nhu cầu.
Thông tin liên hệ yêu cầu tư vấn thủ tục mở Trung tâm dạy năng khiếu:
Công ty TNHH True Legal Việt Nam
Hotline: 096 948 3539/ 093 123 3539
Điện thoại: (024) 2219 9090
Email: info@truelegal.vn
Địa chỉ trụ sở: Số 17 lô 6, KĐT Trung Yên, Cầu Giấy, Hà Nội
VPGD: Số 35 Trung Kính, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội