Tư vấn luật đầu tưTư vấn:096.948.3539 - 096.948.3539 - 093.123.3539

03/052024

NHỮNG VẤN ĐỀ DOANH NGHIỆP CẦN TẬP TRUNG KHI BƯỚC VÀO GIAI ĐOẠN VẬN HÀNH

Một doanh nghiệp muốn hoạt động hiệu quả cần phải có sự điều tiết trong 02 nội dung căn bản, đó là thực hiện hoạt động đối nội và hoạt động đối ngoại sau quá trình xây dựng thương hiệu và bước đầu đi vào giai đoạn vận hành.

Có thể nói, mỗi một hoạt động kể trên đề có những đặc trưng riêng, tiến hành và tuân theo những quy định riêng cho nên đặt ra yêu cầu buộc doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ cũng cần phải lên kế hoạch, chiến lược vạch những bước đi của mình trong tương lai nhằm mục đích xây dựng cơ cấu tổ chức, phân chia quyền lực, chính sách đối với người lao động và thiết lập quan hệ với đối tác, khách hàng, cơ quan nhà nước.

Để đảm bảo điều này, trong bài viết bên dưới, TRUE LEGAL sẽ đưa đến Quý khách hàng kiến thức liên quan về “Những Điều Cần Quan Tâm Khi Đưa Doanh Nghiệp Vào Giai Đoạn Vận Hành”, để trả lời cho các nội dung về Quản trị nội bộ doanh nghiệp (Hoạt động đối nội của doanh nghiệp) và Quản trị kinh doanh doanh nghiệp (Hoạt động đối ngoại của doanh nghiệp).

1. Đối với vấn đề quản trị nội bộ doanh nghiệp

Nhắc đến doanh nghiệp là nhắc đến tổng thể các mối quan hệ giữa chủ sở hữu, nhà quản lý, người lao động với nhau nhằm thực hiện mục tiêu chung là phát triển và cùng có có lợi. Các mối quan hệ này hình thành nên quá trình và quy định phương thức thu lợi nhuận của từng nhóm người, mỗi nhóm quan tâm đến một lợi ích nhất định. Trong đó, các cổ đông, thành viên góp vốn muốn thu được cổ tức cao và kiểm soát công ty theo quan điểm của mình; Ban điều hành mong muốn có vị trí điều hành với quyền lực tối đa; Người lao động muốn có công việc ổn định, sự thăng tiến và thu nhập cao,... Tất cả các mối quan hệ này, nếu không được điều chỉnh bằng một cơ chế quản lý nội bộ tối ưu sẽ là ngòi nổ cho các xung đột lợi ích luôn tiềm tàng trong doanh nghiệp.

► Các vấn đề này khi được thực hiện tốt sẽ đưa lại những lợi ích sau:

        → Đảm bảo doanh nghiệp hoạt động tốt và thực hiện được các chiến lược kinh doanh doanh của mình: Quản trị nội bộ doanh nghiệp sẽ định hướng và đảm bảo cho các quá trình được diễn ra theo đúng mục đích đã đặt ra. Tổ chức quản lý nội bộ doanh nghiệt tốt sẽ đảm bảo cho các hoạt động được thống nhất, đồng bộ và hiệu quả. Đồng thời, tạo ra sự phân chia rành mạch các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn từng cá nhân, bộ phận. 

        → Giúp doanh nghiệp tránh được mâu thuẫn trong nội bộ doanh nghiệp: Một doanh nghiệp không thể hoạt động tốt nếu tồn tại các mâu thuẫn nội bộ. Trong doanh nghiệp luôn tồn tại một lúc nhiều nhóm người có các lợi ích khác nhau. Nhiệm vụ của các nhà quản lý là xây dựng một cơ chế quản lý, trong đó xem xét đến quyền lợi của tất cả các nhóm trong doanh nghiệp như các cổ đông, những người góp vốn, các giám đốc điều hành và người lao động. Nếu không xem xét và dung hòa được các quyền lợi của các nhóm thì mâu thuẫn nội bộ phát sinh là điều không thể tránh và ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của doanh nghiệp.

        → Nâng cao khả năng tiếp cận vốn: Quản trị tốt nội bộ là một trong số các điều kiện doanh nghiệp thu hút được vốn và nguồn lực khác với chi phí thấp, tạo ra không gian không hạn chế cho sự phát triển và mở rộng kinh doanh. Chính điều này sẽ mang lại hiệu quả cao cho nhà đầu tư, nhiều lợi ích hơn cho các thành viên khác trong công ty.

► Do đó, một vài lưu ý trong quá trình xây dựng pháp luật quản lý nội bộ:

        → Mối quan hệ giữa những chủ sở hữu, thành viên góp vốn của công ty. Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tranh chấp nội bộ doanh nghiệp. Với nội dung này cần lưu ý chi tiết quyền, nghĩa vụ của từng cá nhân, nhóm cá nhân để sự phân cấp được rõ ràng ngay từ đầu. 

        → Chế độ thu chi, cơ chế kiểm soát. Một cơ chế vợi sự quản lý tài chính minh bạch, hoạt động chi tiêu phải rõ ràng và đặc biệt lợi ích kinh tế của cá nhân, nhóm cá nhân phải đảm bảo công bằng, hợp lý. 

        → Quản lý người lao động: quản lý con người luôn là lĩnh vực khó đối với các chủ doanh nghiệp. làm sao để cân bằng lợi ích doanh nghiệp song hành với lợi ích người lao động. Làm sao để hài hòa mối quan hệ hai bên khi mà góc nhìn luôn khác biệt. Đấy chính là bài toán giữa pháp luật chung và pháp luật nội bộ phải luôn đáp ứng cơ bản nhất. 

2. Đối với vấn đề quản trị kinh doanh doanh nghiệp

Quản trị kinh doanh doanh nghiệp là việc thực hiện quản lý các hoạt động kinh doanh của công ty, bao gồm tất cả các khía cạnh của việc giám thị, giám sát hoạt động cùng những lĩnh vực liên quan bao gồm kế toán, tài chính và tiếp thị. Quản trị kinh doanh trên thực tế không can thiệp cũng như quản trị toàn bộ một tổ chức mà chỉ thực hiện các hành vi quản trị trong quá trình kinh doanh để duy trì, và phát triển công việc kinh doanh của tổ chức, doanh nghiệp

Thông thường, để quản trị tốt vấn đề kinh doanh doanh nghiệp, cần phải đảm bảo được những yếu tố sau:

        → Xác định kế hoạch kinh doanh, mục tiêu kinh doanh;

        → Hoàn thành nhiệm vụ kinh doanh và doanh thu mà công ty đề ra;

        → Phối hợp với lãnh đạo doanh nghiệp, xác định sản phẩm cần tiêu thụ và sách lược tiêu thụ sản phẩm;

        → Quản lý và bồi dưỡng các nhân viên dưới quyền. Xác định, sắp xếp, giám sát các chế độ có liên quan;

       → Tổ chức các cuộc họp định kỳ để truyền đạt, sắp xếp các nhiệm vụ công việc đến các nhân viên dưới quyền. Động viên tinh thần làm việc của nhân viên, giúp nhân viên vượt qua mọi khó khăn để hoàn thành tốt công việc.

Trong hoạt động kinh tế kinh doanh, mục đích cuối cùng là tạo ra nguồn thu lớn, phát triển tổ chức/doanh nghiệp, mang lại nhiều giá trị cho xã hội, đồng nghĩa với việc đạt được mục tiêu chung của doanh nghiệp và mục tiêu riêng của mỗi người tham gia. Như vậy, việc quản trị tốt các vấn đề kinh doanh sẽ là nền tảng cho doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, thu lợi nhuận và tăng cường khả năng cạnh tranh của mình.

Thông qua bài viết này, TRUE LEGAL hy vọng quý khách nắm được các kiến thức sơ bộ về những điều cần quan tâm khi đưa doanh nghiệp vào giai đoạn vận hành và tầm quan trọng đối với sự tồn tại của doanh nghiệp. TRUE LEGAL sẽ tiếp tục đồng hành với doanh nghiệp để làm rõ hơn các vấn đề liên quan tới nội dung này ở những bài viết sau.


Với mục tiêu hỗ trợ toàn diện đem lại sự an tâm, thuận tiện và đơn giản hóa trải nghiệm kinh doanh của khách hàng, True Legal cung cấp dịch vụ pháp lý xuyên suốt hành trình kinh doanh của khách hàng trên các lĩnh vực Quản lý rủi ro và Tuân thủ của doanh nghiệp – Sở hữu trí tuệ - Quản lý thuế, Kế toán tài chính - Quản trị nội bộ doanh nghiệp. Đội ngũ chuyên viên nhiều năm kinh nghiệm trong giải quyết các vụ việc pháp lý cùng kiến thức chuyên môn sâu rộng và sự tin tưởng và tiếp tục sử dụng, giới thiệu cho bạn bè, người quen của khách hàng cũ luôn là sự mạnh mẽ khẳng định uy tín, chất lượng dịch vụ của chúng tôi.

Thông tin liên hệ yêu cầu dịch vụ tư vấn pháp lý:

CÔNG TY TNHH TRUE LEGAL VIỆT NAM

Hotline: 096 948 3539/ 093 123 3539

Điện thoại: (024) 2219 9090 

Email: info@truelegal.vn

Địa chỉ trụ sở: Số 22 Trần Kim Xuyến, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội

VPGD tại HCMC: Số 11Bis Phan Ngữ, Đakao, Quận 1, Hồ Chí Minh

Hotline tư vấn & hỗ trợ