Tư vấn luật đầu tưTư vấn:096.948.3539 - 096.948.3539 - 093.123.3539

27/042024

QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ THẨM QUYỀN QUẢN LÝ AN TOÀN THỰC PHẨM

An toàn thực phẩm là một trong những vấn đề quan trọng trong đời sống xã hội hiện nay, khi nó được xem là vấn đề ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của tất cả mọi người. Như đã được nhận định, không có thực phẩm nào được coi là có giá trị dinh dưỡng nếu nó không đảm bảo vệ sinh và chỉ được xem là an toàn nếu tất cả điều kiện, biện pháp cần thiết từ khâu sản xuất, chế biến, bảo quản, phân phối, vận chuyển cũng như sử dụng đáp ứng được yêu cầu về thực phẩm sạch sẽ, an toàn, không gây hại cho sức khỏe, tính mạng người tiêu dùng.

Việc đảm bảo an toàn thực phẩm không chỉ phụ thuộc vào ý thức của cá nhân, tổ chức kinh doanh mà trách nhiệm còn thuộc về cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tuy nhiên, mỗi cơ quan lại được đảm nhận một chức năng, nhiệm vụ riêng trong việc quản lý an toàn thực phẩm. Có những trường hợp doanh kinh doanh nhưng không biết sản phẩm thuộc quản lý của Bộ nào. Bởi đó, TRUE LEGAL gửi đến quý khách hàng kiến thức pháp luật về nội dung này trong bài viết bên dưới!

1. Nhóm sản phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế

Bộ Y tế là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, trong đó có lĩnh vực về an toàn vệ sinh thực phẩm. Hiện nay, các nhóm sản phẩm về an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế bao gồm:

STT

Tên nhóm sản phẩm

1

Nước uống đóng chai

2

Nước khoáng thiên nhiên

3

Thực phẩm chức năng

4

Các vi chất bổ sung vào thực phẩm và thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng

5

Phụ gia thực phẩm

6

Hương liệu thực phẩm

7

Chất hỗ trợ chế biến thực phẩm

8

Đá thực phẩm (Nước đá dùng liền và nước đá dùng để chế biến thực phẩm)

9

Các sản phẩm khác không được quy định tại danh mục của Bộ Công Thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

 

2. Nhóm sản phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các ngành, lĩnh vực: Nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thủy sản, thủy lợi, phòng, chống thiên tai, phát triển nông thôn; quản lý nhà nước đối với các dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của bộ theo quy định của pháp luật.

Theo đó, mặc dù không chỉ rõ những chức năng, nhiệm vụ của Bộ Nông nghiệp về đảm bảo an toàn thực phẩm nhưng về an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản và muối thì cơ quan này vẫn có nhiệm vụ:

Chỉ đạo, tổ chức thực hiện, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm trong suốt quá trình sản xuất, thu gom, giết mổ, sơ chế, chế biến, bảo quản, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh đối với nhóm sản phẩm sau:

STT

Tên nhóm sản phẩm

1

Ngũ cốc

2

Thịt và các sản phẩm từ thịt

3

Thuỷ sản và sản phẩm thuỷ sản (bao gồm các loài lưỡng cư)

4

Rau, củ, quả và sản phẩm rau, củ, quả

5

Trứng và các sản phẩm từ trứng

6

Sữa tươi nguyên liệu

7

Mật ong và các sản phẩm từ mật ong

8

Thực phẩm biến đổi gen

9

Muối

10

Gia vị

11

Đường

12

Chè

13

Cà phê

14

Ca cao

15

Hạt tiêu

16

Điều

17

Nông sản thực phẩm khác

18

Nước đá sử dụng để bảo quản, chế biến sản phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

 

3. Nhóm sản phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công thương

Bộ Công Thương là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công nghiệp và thương mại. Đối với vấn đề an toàn thực phẩm, Bộ Công thương có trách nhiệm:

    ► Quản lý an toàn thực phẩm trong suốt quá trình sản xuất, chế biến, bảo quản, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh đối với các loại rượu, bia, nước giải khát, sữa chế biến, dầu thực vật, sản phẩm chế biến bột và tinh bột và các thực phẩm khác theo quy định của Chính phủ;

    ► Quản lý an toàn thực phẩm đối với dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm trong quá trình sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý;

    ► Quản lý an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh nhiều loại sản phẩm thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của từ 2 bộ trở lên (không bao gồm chợ đầu mối, đấu giá nông sản)

Như vậy, nhóm các sản phẩm thuộc thẩm quyền của Bộ Công thương bao gồm:

STT

Tên nhóm sản phẩm

1

Bia

2

Rượu, Cồn và đồ uống có cồn

3

Nước giải khát

4

Sữa chế biến

5

Dầu thực vật

6

Bột, tinh bột

7

Bánh, mứt, kẹo

 

4. Căn cứ pháp lý

            - Luật An toàn thực phẩm năm 2010;

            - Nghị định 15/2018/NĐ-CP về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm;

            - Nghị định 15/2017/ NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

            - Nghị định 75/2017/ NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;

            - Nghị định 98/2017/ NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công thương;

            - Thông tư 43/2018/TT-BCT quy định về quản lý an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm của Bộ Công thương.

 

Thông tin liên hệ yêu cầu tư vấn:

CÔNG TY TNHH TRUE LEGAL VIỆT NAM 

Hotline: 096 948 3539/ 093 123 3539

Điện thoại: (024) 2219 9090 

Email: info@truelegal.vn  

Địa chỉ trụ sở chính: Số 22 Trần Kim Xuyến, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội

VPGD tại HCMC: Lầu 1, 11Bis Phan Ngữ, Đa Kao, Quận 1, Hồ Chí Minh

Hotline tư vấn & hỗ trợ