Tư vấn luật đầu tưTư vấn:096.948.3539 - 096.948.3539 - 093.123.3539

01/122024

THÀNH LẬP TRUNG TÂM NGOẠI NGỮ

True Legal được biết đến với khả năng và uy tín hàng đầu trong lĩnh vực tư vấn và thực hiện các công việc liên quan đến thủ tục hành chính tại Việt Nam. Khả năng của chúng tôi là tạo ra được sự an tâm về sự tuân thủ pháp luật và hạn chế thấp nhất các rủi ro pháp lý trong hoạt động của khách hàng.


Những khách hàng tiêu biểu True Legal đã thực hiện dịch vụ Thành lập trung tâm ngoại ngữ thành công: WorldLink Education, Gitizen English, Trường Mầm non Happy House, Trường học Nghĩa đô, Anh Thầy English, DELTA Education & Training, Upraise Việt Nam, Quốc tế J&S, Tiếng Trung Thanhmaihsk, K Top Education, Tập Đoàn Top One,...


True Legal gửi Quý khách hàng nội dung tư vấn liên quan đến thủ tục Thành lập trung tâm ngoại ngữ như sau:

Bước 01: Đăng ký thành lập doanh nghiệp

• Hoạt động kinh doanh chỉ được phép tiến hành khi đã đăng ký và được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Đăng ký kinh doanh theo hình thức doanh nghiệp

     → Tham khảo thủ tục đăng ký doanh nghiệp tại đây

• Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh phải có đăng ký ngành nghề: Giáo dục khác chưa được phân vào đau (8559) – Chi tiết: Dạy ngoại ngữ

Bước 02: Xin cấp Giấy phép trung tâm ngoại ngữ

1. Thẩm quyền: Sở Giáo dục và Đào tạo.


2. Quy trình xin Giấy phép trung tâm ngoại ngữ

     ♦ Nộp 01 bộ hồ sơ tại Sở Giáo Dục và Đào tạo

     ♦ Thẩm định cơ sở

     ♦ Cấp Giấy phép hoạt động trung tâm ngoại ngữ


3. Điều kiện để cấp giấy phép trung tâm ngoại ngữ

Điều kiện doanh nghiệp: Doanh nghiệp có ngành nghề hoạt động đào tạo.

- Điều kiện về cơ sở vật chất:

      Có phòng học đủ ánh sang, đảm bảo yêu cầu về vệ sinh trường học theo quy định;
      Thiết bị dạy học phải đảm bảo an toàn, phù hợp với nội dung dạy học và đối tượng dạy học.
 

Điều kiện về giáo viên:

      Có đủ kiện kiện sức khỏe;
      Có phẩm chất đạo đức tốt, không trong thời gian bị kỷ luật từ cảnh cáo trở lên, không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
      Có nghiệp vụ sư phạm;
      Có bằng cấp chuyên môn về lĩnh vự giảng dạy.
 

Điều kiện về nội dung giảng dạy:

      Có đủ giáo trình tài liệu do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành hoặc phê duyệt;
      Các giáo trình tự biên soạn phải có nội dung phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam, không trái các quy định của pháp luật.

4. Bộ hồ sơ đầy đủ thực hiện thủ tục

STT

Tiêu đề hồ sơ

Số lượng

Yêu cầu

Ghi chú

 A. HỒ SƠ KHÁCH HÀNG KÝ ĐÓNG DẤU

1

Tờ trình đề nghị cấp phép hoạt động

01

Ký đóng dấu chủ đơn, đóng dấu giáp lai các trang

 

2

Quyết định về việc thành lập trung tâm

01

Ký đóng dấu chủ đơn, đóng dấu giáp lai các trang

 

3

Quyết định bổ nhiệm giám đốc trung tâm

01

Ký đóng dấu chủ đơn, đóng dấu giáp lai các trang

 

4

Đề án hoạt động 

01

Ký đóng dấu chủ đơn, đóng dấu giáp lai các trang

 

5

Bảng kê chương trình

     

6

Thời khóa biểu

01

Ký đóng dấu chủ đơn, đóng dấu giáp lai các trang

 

7

Bảng kê cơ sở vật chất

01

Ký đóng dấu chủ đơn, đóng dấu giáp lai các trang

 

8

Quy định về học phí, lệ phí

01

Ký đóng dấu chủ đơn, đóng dấu giáp lai các trang

 

9

Danh sách cán bộ, nhân viên

01

Ký đóng dấu chủ đơn, đóng dấu giáp lai các trang

 

10

Hợp đồng lao động của cán bộ, nhân viên

01/ người

Ký đóng dấu chủ đơn, đóng dấu giáp lai các trang

 

11

Giấy giới thiệu

02

Ký đóng dấu chủ đơn

 

 B. HỒ SƠ KHÁCH HÀNG CUNG CẤP

1

Đăng ký kinh doanh

01

Bản sao chứng thực

 

2

Hợp đồng thuê mượn đào tạo hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

01

Bản sao công chứng

 

3

Giấy xác nhận địa điểm hoạt động của phường

01

Bản gốc

 

4

Phôi chứng nhận

01

Bản gốc

 

5

Giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy

01

Bản sao đóng dấu công ty

 

6

Chương trình giảng dạy

01

Bản gốc đóng dấu công ty

 

7

Xác nhận số dư tài khoản ngân hàng

01

Bản gốc

 

8

 Hồ sơ giám đốc, gồm:

- Chứng minh nhân dân

- Sơ yếu lý lịch

- Bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành ngoại ngữ

- Chứng chỉ sư pham (nếu tham gia giảng dạy)

- Giấy chứng nhận thời gian công tác

- Sổ Hộ khẩu Hà Nội

01/ giấy tờ

Bản sao chứng thực

 

9

 Hồ sơ giáo viên giảng dạy gồm:

- Chứng minh nhân dân

- Sơ yếu lý lịch

- Bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành ngoại ngữ

- Chứng chỉ sư pham

01/ giấy tờ

Bản sao chứng thực

 

10

Hồ sơ nhân viên hành chính:

- Chứng minh nhân dân

- Sơ yếu lý lịch

- Bằng cấp – Nếu có

 

01/ giấy tờ

Bản sao chứng thực

 


5. Công việc True Legal thực hiện

       Tư vấn thủ tục xin cấp Giấy phép thành lập trung tâm ngoại ngữ;

       Soạn một bộ hồ sơ theo quy định;

       Đại diện Quý khách nộp hồ sơ tại Sở Giáo dục và Đào tạo

       Hướng dẫn thiết kết và bố trí cơ sở theo đúng quy định pháp luật;

       Theo dõi và giải trình về hồ sơ theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

       Nhận Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động trung tâm ngoại ngữ;

       Giao một bộ hồ sơ hoàn chỉnh cho Quý Khách lưu.


6. Hiệu lực giấy phép: 02 năm.

     Hết thời hạn hiệu lực của giấy phép, Quý khách hàng  phải thực hiện thủ tục xin Giấy chứng nhận trước 06 tháng kể từ thời điểm hết hạn.


7. Thời gian và quy trình thực hiện

     ► Từ 01- 02 ngày làm việc True Legal tiếp nhận thông tin, tư vấn về điều kiện cơ sở…, soạn hồ sơ gửi doanh nghiệp ký, nộp cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

               ► 10 - 15 ngày làm việc: Nhận kết quả


8. Cơ sở pháp lý

     - Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014;

     - Nghị định số 46/2017/NĐ-CP quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.


9. Những câu hỏi thường gặp của khách hàng

Câu hỏi 1: Chào luật sư, tôi muốn thành lập trung tâm ngoại ngữ nhưng không biết giám đốc trung tâm ngoại ngữ có cần bằng đại học chuyên môn không, tôi có bằng cao đẳng ngoại ngữ và em trai tôi có bằng đại học + chứng chỉ ngoại ngữ B1 liệu có ai có thể đứng tên làm giám đốc trung tâm được không? cảm ơn luật sư.

Trả lời: Chào bạn, Với thông tin mà bạn cung cấp, True Legal xin có những trao đổi như sau:
Điều kiện của Giám đốc trung tâm ngoại ngữ được quy định tại khoản 2 điều 6 Thông tư 21/2018/TT-BGDĐT về Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm ngoại ngữ, tin học, cụ thể:
“...
2. Giám đốc trung tâm là người đáp ứng các tiêu chuẩn sau:
a) Có nhân thân tốt;
b) Có năng lực quản lý;
c) Tốt nghiệp đại học ngoại ngữ hoặc tốt nghiệp đại học và có chứng chỉ ngoại ngữ tối thiểu bậc 3 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương (đối với giám đốc trung tâm ngoại ngữ)
…..
d) Có kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo….”

Như vậy, Em trai bạn có thể đứng tên làm giám đốc trung tâm vì đã có bằng đại học và chứng chỉ ngoại ngữ B1 tương đương với năng lực ngoại ngữ bậc 3 theo Thông tư 01/2014/TT-BGDĐT Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
Ngoài ra, Bạn cần rà soát thêm hồ sơ của em trai bạn để đảm bảo các tiêu chí khác theo quy định.
Trên đây là phần trao đổi của True Legal về vấn đề bạn cần tư vấn, nếu có gì thắc mắc mời bạn liên hệ với chúng tôi để được giải đáp chi tiết.

Câu hỏi 2: Hiện tại, em là giáo viên Tiếng Anh biên chế (viên chức) tại một trường THPT trên địa bàn Hà Nội, em đang có kế hoạch mở công ty, sau đó thành lập trung tâm ngoại ngữ do em làm giám đốc trung tâm để tiện ký giấy tờ. Luật sư cho em hỏi, bản thân em có thể đứng tên Giám đốc trung tâm được không? 

Trả lời: Chào bạn, Với thông tin mà bạn cung cấp, True Legal xin có những trao đổi như sau:
Công chức, viên chức được xác định là người có chức vụ và quyền hạn theo điểm a khoàn 2 điều 3 Luật phòng chống tham nhũng 2018, theo đó:
“2. Người có chức vụ, quyền hạn là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do tuyển dụng, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó, bao gồm:
a) Cán bộ, công chức, viên chức;
 ....”
Pháp luật về phòng chống tham nhũng cũng quy định quy tắc ứng xử của người có chức vụ, quyền hạn,  cụ thể tại điểm b khoản 2 điều 20 Luật phòng chống tham nhũng 2018:
“ 2. Người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị không được làm những việc sau đây:
....
b) Thành lập, tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã, trừ trường hợp luật có quy định khác;
....”
Đối với việc mở công ty và thành lập trung tâm ngoại ngữ của bạn thuộc danh mục những việc mà người có chức vụ, quyền hạn không được làm. Do đó, bạn không thể đứng tên làm Giám đốc trung tâm.
Trên đây là phần trao đổi của True Legal về vấn đề bạn cần tư vấn, nếu có gì thắc mắc mời bạn liên hệ với chúng tôi để được giải đáp chi tiết.

Câu hỏi 3: Chào luật sư, Hiện tôi thây  có rất nhiều trung tâm ngoại ngữ có giáo viên là người bản ngữ tham gia giảng dạy. Vậy Giáo viên nước ngoài để được giảng dạy tại trung tâm ngoại ngữ thì giảng viên nước ngoài đó phải đáp ứng những tiêu chuẩn nào?

Trả lời: Chào bạn, Với thông tin mà bạn cung cấp, True Legal xin có những trao đổi như sau:
Điều kiện của giáo viên nước ngoài để được giảng dạy ngoại ngữ tại trung tâm được quy định tại khoản 5,6 điều 18 Thông tư 21/2018/TT-BGDDT ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm ngoại ngữ, tin học, cụ thể
“ .......
5. Giáo viên là người bản ngữ dạy ngoại ngữ (đối với từng ngoại ngữ cụ thể): Có bằng cao đẳng trở lên và chứng chỉ đào tạo dạy ngoại ngữ phù hợp.
6. Giáo viên là người nước ngoài đủ Điều kiện dạy ngoại ngữ khi đạt một trong các tiêu chuẩn sau:
a) Có bằng cao đẳng sư phạm ngoại ngữ trở lên;
b) Có bằng cao đẳng ngoại ngữ trở lên và chứng chỉ đào tạo dạy ngoại ngữ phù hợp;
c) Có bằng cao đẳng trở lên, chứng chỉ năng lực ngoại ngữ từ bậc 5 trở lên theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương và chứng chỉ đào tạo dạy ngoại ngữ phù hợp.”
Như vậy, để trở thành giáo viên, người nước ngoài cần đáp ứng các điều kiện trên.
Trên đây là phần trao đổi của True Legal về vấn đề bạn cần tư vấn, nếu có gì thắc mắc mời bạn liên hệ với chúng tôi để được giải đáp chi tiết.

Câu hỏi 4: Công ty tôi có một trung tâm dạy tiếng Anh đã mở được 5-6 tháng. Tuy nhiên, do số lượng học viên chưa ổn định nên chúng tôi chưa nộp hồ sơ xin cấp phép trên Sở giáo dục. Luật sư cho tôi hỏi, nếu trong trường hợp chúng tôi bị cơ quan chức năng kiểm tra, thì chúng tôi có bị phạt không? Nếu có thì chúng tôi bị phạt bao nhiêu theo quy định.

Trả lời: Chào bạn, Với thông tin mà bạn cung cấp, True Legal xin có những trao đổi như sau:
Đào tạo ngoại ngữ là một trong các hoạt động phải được cơ quan có thẩm quyền cho phép thành lập và cấp phép hoạt động. Trong trường hợp công ty bạn chưa có giấy chứng nhận hoạt động đào tạo ngoại ngữ mà đã tiến hành đào tạo thì sẽ bị phạt đối với hành vi tư ý thành lập cơ sở giáo dục theo quy định tại điểm b khoản 3 điều 5 Nghị định 138/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục:
“....
b) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với cơ sở giáo dục phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm ngoại ngữ, trung tâm tin học;....”
Ngoài hình thức xử phạt hành chính, người vi phạm sẽ bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc giải thể cơ sở giáo dục, tổ chức thuộc cơ sở giáo dục theo điều b khoàn 6 điều 5 của Nghị định này.
Trên đây là phần trao đổi của True Legal về vấn đề bạn cần tư vấn, nếu có gì thắc mắc mời bạn liên hệ với chúng tôi để được giải đáp chi tiết.

Câu hỏi 5: Tôi là giám đốc trung tâm đào tạo tiếng Trung. Trung tâm tôi đã được cấp phép hoạt động tại Sở giáo dục và đào tạo. Tuy nhiên, do nhu cầu đào tạo tăng cũng như tiện đi lại cho các học viên  nên chúng tôi có bố trí thêm một số lớp học ở các khu vực khác địa chỉ đã xin cấp phép. Luật sư cho tôi hỏi là nếu các lớp học của chúng tôi bị kiểm tra thì chúng tôi có bị làm sao không?

Trả lời: Chào bạn, Với thông tin mà bạn cung cấp, True Legal xin có những trao đổi như sau:
Đối với hành vi tổ chức hoạt động giáo dục ngoài địa điểm được phép sẽ bị phạt hành chính theo quy định tại điểm b khoản 2 điều 6 Nghị định 138/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục:
“....
b) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với cơ sở giáo dục phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm ngoại ngữ, trung tâm tin học...;
Ngoài hình thức xử phạt hành chính, người vi phạm sẽ bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc chuyển người học về địa điểm đã được phép hoạt động giáo dục  theo quy định tại điểm a khoàn 6 điều 6 của Nghị định này.
Trên đây là phần trao đổi của
True Legal về vấn đề bạn cần tư vấn, nếu có gì thắc mắc mời bạn liên hệ với chúng tôi để được giải đáp chi tiết.

Câu hỏi 6: Tôi mở trung tâm ngoại ngữ trong tòa nhà 5 tầng và đang xin giấy phép đào tạo trên Sở. Hôm trước công an PCCC đến yêu cầu tôi làm giấy chứng nhận PCCC. Tôi thấy trong hồ sơ nộp để xin trên sở giáo dục không yêu cầu. Vậy tôi có cần phải xin giấy PCCC không?  Mong nhận được tư vấn của luật sư.

Trả lời: Chào bạn, Với thông tin mà anh/chị cung cấp, True Legal xin có những trao đổi như sau:
Hồ sơ thành lập trung tâm ngoại ngữ và xin cấp phép hoạt động đào tạo tại khoản 2 điều 47, điều 49 Nghị định 46/2017/NĐ-CP quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục; được điều chỉnh tại khoản 20, khoản 22 điều 1 Nghị định  135/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 46/2017/nđ-cp ngày 21 tháng 4 năm 2017 của chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục
Theo đó, danh mục hồ sơ xin thành lập và cấp phép hoạt động đào tạo ngoại ngữ không có Giấy tờ về Phòng cháy chữa cháy.
Tuy nhiên, Bên cạnh các quy định pháp luật liên quan đến lĩnh vực giáo dục, Trung tâm ngoại ngữ của anh/chị cũng sẽ phải tuân theo các quy định pháp luật về phòng cháy chữa cháy, cụ thể tại mục 1 Phụ lục I Nghị định 79/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của luật phòng cháy và chữa cháy và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật phòng cháy và chữa cháy chi tiết danh mục cơ sở thuộc diện quản lý về phòng cháy chữa cháy :
“Học viện, trường đại học, trường cao đẳng, trường trung cấp, trường dạy nghề, trường phổ thông và trung tâm giáo dục; nhà trẻ, trường mẫu giáo....”
Trung tâm ngoại ngữ của anh/chị là trung tâm giáo dục thuộc diện quản lý về phòng cháy chữa cháy. Do đó, bạn cần xin giấy phép về Phòng cháy chữa cháy tại cơ quan có thẩm quyền.
Trên đây là phần trao đổi của True Legal về vấn đề bạn cần tư vấn, nếu có gì thắc mắc mời bạn liên hệ với chúng tôi để được giải đáp chi tiết.

Câu hỏi 7: Công ty tôi đang tuyển dụng giáo viên Việt Nam dạy tiếng Nhật để phục vụ cho việc mở trung tâm đào tạo tiếng của công ty. Tôi thấy có rất nhiều ứng viên là đã học tập tại Nhật nhiều năm và có chứng chỉ tiếng Nhật. Luật sư cho tôi hỏi giáo viên Việt Nam giảng dạy tiếng tại trung tâm có yêu cầu gì về điều kiện không vì sau này chúng tôi sẽ làm hồ sơ để xin cấp phép hoạt động trung tâm.

Trả lời: Chào bạn, Với thông tin mà bạn cung cấp, True Legal xin có những trao đổi như sau:
Điều kiện về giáo viên Việt Nam giảng dạy trong trung tâm ngoại ngữ được quy định tại khoản 3 điều 18  Thông tư 21/2018/TT-BGDDT ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm ngoại ngữ, tin học:
“3. Giáo viên là người Việt Nam đủ Điều kiện dạy ngoại ngữ khi đạt một trong các tiêu chuẩn sau:
a) Có bằng cao đẳng sư phạm ngoại ngữ trở lên;
b) Có bằng cao đẳng ngoại ngữ trở lên và chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm....”
Do đó, khi tuyển dụng giáo viên, anh/chị cần rà soát lại bằng cấp của ứng viên. Việc ứng viên có chứng chỉ tiếng Nhật là chưa thể đánh giá tiêu chuẩn có phù hợp hay không.
Trên đây là phần trao đổi của True Legal về vấn đề bạn cần tư vấn, nếu có gì thắc mắc mời bạn liên hệ với chúng tôi để được giải đáp chi tiết.

True Legal luôn tự hào là công ty cung cấp dịch vụ Giấy phép trung tâm ngoại ngữ. Trải qua nhiều năm tích lũy kinh nghiệm trong lĩnh vực đào tạo, chúng tôi thêm tự tin cung cấp dịch vụ thành lập trung tâm ngoại ngữ đến Qúy khách hàng đang có nhu cầu.

Thông tin liên hệ yêu cầu tư vấn dịch vụ xin Giấy phép trung tâm ngoại ngữ:

CÔNG TY TNHH TRUE LEGAL VIỆT NAM

Hotline: 096 948 3539/ 093 123 3539

Điện thoại: (024) 2219 9090 

Email: info@truelegal.vn

Địa chỉ trụ sở: Số 22 Trần Kim Xuyến, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội

VPGD tại HCMC: Số 11Bis Phan Ngữ, Đakao, Quận 1, Hồ Chí Minh

Hotline tư vấn & hỗ trợ