Tư vấn luật đầu tưTư vấn:096.948.3539 - 096.948.3539 - 093.123.3539

22/112024

THỦ TỤC NHẬP KHẨU MỸ PHẨM – ĐÒI HỎI CẦN HIỂU RÕ VỀ LUẬT

Thủ tục công bố mỹ phẩm là thủ tục bắt buộc phải tiến hành trước khi nhập khẩu mỹ phẩm và đưa mỹ phẩm lưu hành tại thị trường Việt Nam. Để đảm bảo việc nhập khẩu mỹ phẩm có thể dễ dàng, thuận lợi đòi hỏi tổ chức, cá nhân nhập khẩu phải nắm vững các quy định của pháp luật.


Những khách hàng tiêu biểu True Legal đã thực hiện dịch vụ Công bố mỹ phẩm thành công: Công ty cổ phần dịch vụ thương mại tổng hợp Vincommerce, Công ty TNHH Cha All, Công ty TNHH PowerVina, Công ty TNHH VIEEA, Công ty TNHH Thương mại nước hoa và mỹ phẩm Pháp,...


True Legal xin gửi tới quý khách những quy định liên quan đến thủ tục nhập khẩu mỹ phẩm:

1.Thủ tục công bố mỹ phẩm

•  Thẩm quyền thực hiện thủ tục : Cục quản lý dược – Bộ Y Tế

•  Hồ sơ công bố mỹ phẩm

- Phiếu công bố  mỹ phẩm nhập khẩu

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường

- Giấy uỷ quyền (Power of attorney): Nhà sản xuất hoặc chủ sở hữu sản phẩm uỷ quyền cho cho công ty Việt Nam được quyền đăng ký, phân phối mỹ phẩm (Có chứng thực chữ ký của người ký, được hợp pháp hóa lãnh sự)

- Giấy phép lưu hành tự do (Certificate of free sale): được hợp pháp hóa lãnh sự.

- Trường hợp công bố sản phẩm mỹ phẩm được lưu hành và xuất khẩu từ các nước thành viên CPTPP thì không phải có CFS.

- Bảng thành phần phần trăm các chất (Formulation): ghi rõ tỉ lệ % thành phần đầy đủ kèm theo công dụng (tên thành phần theo danh pháp quốc tế INCI)

•  Hiệu lực của giấy phép :

- Hiệu lực  : 05năm.


2. Những trường hợp không bắt buộc phải công bố mỹ phẩm khi nhập khẩu

- Tổ chức nhập khẩu mỹ phẩm để nghiên cứu, kiểm nghiệm (Phụ lục số 14-MP ban hành kèm theo Thông tư 06/2011/TT-BYT). Số lượng tối đa cho mỗi sản phẩm là 10 mẫu. Các sản phẩm mỹ phẩm nhập khẩu để nghiên cứu, kiểm nghiệm phải được sử dụng đúng mục đích, không được phép đưa ra lưu thông trên thị trường.

- Tổ chức nhận mỹ phẩm là quà biếu, quà tặng làm thủ tục nhập khẩu tại cơ quan Hải quan theo quy định. Các mẫu mỹ phẩm nhập khẩu là quà biếu, quà tặng không được phép đưa ra lưu thông trên thị trường.

- Tổ chức nhập khẩu mỹ phẩm để trưng bày tại hội chợ, triển lãm và các trường hợp tạm nhập tái xuất khác.


3. Thủ tục hải quan nhập khẩu mỹ phẩm

•  Hồ sơ hải quan nhập khẩu bao gồm:

- Tờ khai hàng hóa nhập khẩu;

- Hóa đơn thương mại trong trường hợp người mua phải thanh toán cho người bán: 01 bản chụp.

Người khai hải quan không phải nộp hóa đơn thương mại trong các trường hợp nhất định.

- Vận tải đơn hoặc các chứng từ vận tải khác;

- Giấy phép nhập khẩu do Bộ Y tế cấp;

- Tờ khai trị giá;

- Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa (chỉ trong 1 số trường hợp nhất định).

•  Khi làm thủ tục nhập khẩu, doanh nghiệp xuất trình với cơ quan Hải quan Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm đã được Cục Quản lý dược – Bộ Y tế cấp số tiếp nhận. Lưu ý : thông tin trên phiếu công bố mỹ phẩm và thực tế sản phẩm phải khớp với nhau.

•  Doanh nghiệp khi nhập khẩu mỹ phẩm phải nộp thuế nhập khẩu theo quy định của pháp luật về xuất nhập khẩu, cụ thể theo biểu xuất thuế quy định tại Nghị định 125/2017/NĐ-CP và tùy thuộc vào loại mặt hàng mỹ phẩm, tùy thuộc vào khu vực mậu dịch ở các quốc gia khác nhau mà mức thuế xuất áp dụng cho mỹ phẩm nhập khẩu khác nhau.

Công thức tính thuế áp dụng thuế suất theo tỉ lệ % như sau:

- Thuế Nhập khẩu = Trị giá tính thuế x Thuế suất thuế nhập khẩu.

- Thuế Gía trị gia tăng = (Trị giá tính thuế + Thuế Nhập khẩu) x Thuế suất thuế GTGT.

→ Trên đây là hướng dẫn của True Legal về các bước tiến hành thủ tục nhập khẩu mỹ phẩm. Chi tiết thêm về thủ tục công bố mỹ phẩm vui lòng xem tại đây


NHỮNG CÂU HỎI THƯỜNG GẶP CỦA KHÁCH HÀNG:

 Câu hỏi 1: Chào Quý công ty, bên mình đang muốn nhập khẩu một số dòng son có nhiều màu, trường hợp này mình sẽ phải làm công bố cho từng màu son không ạ ?

→ Trả lời: - Theo quy định tại Điểm b, Điều 5,Thông tư số 06/2011/TT-BYT ngày 25/01/2011 của Bộ Y tế quy định về quản lý mỹ phẩm thì các sản phẩm cùng một chủ sở hữu sản phẩm thuộc một trong các trường hợp sau đây được phép công bố trong một Phiếu công bố:

+ Các sản phẩm được đóng dưới tên chung và được bán dưới dạng một bộ sản phẩm.
+ Các sản phẩm cùng tên, cùng dòng sản phẩm có công thức tương tự nhau nhưng có màu sắc hoặc mùi khác nhau. Đối với sản phẩm nhuộm tóc, nước hoa công bố riêng cho từng màu, mùi.
+ Các dạng khác sẽ được Cục Quản lý dược - Bộ Y tế quyết định dựa vào quyết định của Hội đồng mỹ phẩm ASEAN.

Vì vậy, Trường hợp nếu sản phẩm son của bên mình có công thức tương tự nhau chỉ khác nhau về chất tạo màu thì có thể gộp chung vào một phiếu công bố. 

 Câu hỏi 2: Làm thế nào để phân loại đâu là một sản phẩm mỹ phẩm?

→ Trả lời: Theo Hiệp định mỹ phẩm ASEAN và Thông tư số 06/2011/TT-BYT ngày 25/01/2011 của Bộ Y tế quy định về quản lý mỹ phẩm, mỹ phẩm được phân loại thành 20 nhóm sản phẩm được quy định cụ thể tại Mục 2 (dạng sản phẩm) của Phụ lục số 01-MP của Thông tư. 

Tiêu chí để phân loại sản phẩm mỹ phẩm dựa vào tính năng, mục đích sử dụng, thành phần công thức, đường dùng của sản phẩm và định nghĩa về mỹ phẩm quy định tại Khoản 1 Điều 2 Thông tư số 06/2011/TT-BYT ngày 25/01/2011. 

“Sản phẩm mỹ phẩm là một chất hay chế phẩm được sử dụng để tiếp xúc với những bộ phận bên ngoài cơ thể con người (da, hệ thống lông tóc, móng tay, móng chân, môi và cơ quan sinh dục ngoài) hoặc răng và niêm mạc miệng với mục đích chính là để làm sạch, làm thơm, thay đổi diện mạo, hình thức, điều chỉnh mùi cơ thể, bảo vệ cơ thể hoặc giữ cơ thể trong điều kiện tốt”

Việc đánh giá công bố tính năng sản phẩm (nêu ở phần mục đích sử dụng cũng như tên sản phẩm) không thể tách rời với việc xem xét một sản phẩm có phải là sản phẩm mỹ phẩm hay không. Tính năng, mục đích sử dụng sản phẩm mỹ phẩm phải đáp ứng Hướng dẫn của ASEAN về công bố tính năng của sản phẩm mỹ phẩm (Phụ lục số 03-MP của Thông tư số 06/2011/TT-BYT). Thành phần công thức sản phẩm mỹ phẩm phải đáp ứng các Phụ lục của Hiệp định mỹ phẩm ASEAN. 

 Câu hỏi 3: Tôi muốn nhập khẩu mẫu mỹ phẩm dùng cho nghiên cứu, kiểm nghiệm thì cần thực hiện những thủ tục nào ?

→ Trả lời: Tổ chức, cá nhân nhập khẩu mỹ phẩm để nghiên cứu, kiểm nghiệm phải gửi đơn hàng nhập khẩu mỹ phẩm dùng cho nghiên cứu, kiểm nghiệm tới Cục Quản lý Dược - Bộ Y tế (Phụ lục số 14-MP Thông tư số 06/2011/TT-BYT ngày 25/01/2011 của Bộ Y tế quy định về quản lý mỹ phẩm). Số lượng tối đa cho mỗi sản phẩm là 10 mẫu.  Đơn hàng nhập khẩu mỹ phẩm dùng cho nghiên cứu, kiểm nghiệm được làm thành 03 bản. Sau khi được phê duyệt, 02 bản được lưu tại Cục Quản lý Dược, 01 bản gửi đơn vị. Bản gửi đơn vị có đóng dấu “Bản gửi doanh nghiệp” để trình cơ quan Hải quan khi làm thủ tục thông quan. Các sản phẩm mỹ phẩm nhập khẩu để nghiên cứu, kiểm nghiệm phải được sử dụng đúng mục đích, không được phép đưa ra lưu thông trên thị trường. 

Thủ tục này không quy định phải nộp phí/ lệ phí.

 Câu hỏi 4: Nội dung bắt buộc phải có trong thư ủy quyền là những nội dung nào ?

→ Trả lời: Theo quy định tại Điều 6, Thông tư số 06/2011/TT-BYT ngày 25/01/2011 của Bộ Y tế quy định về quản lý mỹ phẩm thì Giấy ủy quyền của nhà sản xuất hoặc chủ sở hữu sản phẩm ủy quyền cho tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường được phân phối sản phẩm mỹ phẩm tại Việt Nam phải đáp ứng các yêu cầu sau:

- Về hình thức : Ngôn ngữ trình bày của thư ủy quyền phải là tiếng Việt, tiếng Anh hoặc song ngữ tiếng Việt và tiếng Anh.

- Về nội dung :  Giấy uỷ quyền phải có đầy đủ các nội dung sau:
a) Tên, địa chỉ của nhà sản xuất; trường hợp bên uỷ quyền là chủ sở hữu sản phẩm thì cần nêu rõ tên, địa chỉ của chủ sở hữu sản phẩm và tên, địa chỉ của nhà sản xuất;
b) Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân được ủy quyền;
c) Phạm vi ủy quyền (đứng tên công bố và phân phối sản phẩm mỹ phẩm tại Việt Nam);
d) Nhãn hàng hoặc tên sản phẩm được ủy quyền;
đ) Thời hạn ủy quyền;
e) Cam kết của nhà sản xuất hoặc chủ sở hữu sản phẩm cung cấp đầy đủ Hồ sơ thông tin sản phẩm (PIF) cho tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường tại Việt Nam;
g) Tên, chức danh, chữ ký của người đại diện cho bên uỷ quyền.

Đồng thời ,đối với sản phẩm nhập khẩu thì Giấy uỷ quyền phải là bản có chứng thực chữ ký và được hợp pháp hoá lãnh sự theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hoá lãnh sự theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên

 Câu hỏi 5: Tôi đang muốn nhập khẩu sản phẩm nước rửa tay có phải làm công bố không ?

→ Trả lời: Hiện nay nước rửa tay sẽ được phân làm 02 loại để làm công bố :

- Nước rửa tay thường : Loại nước rửa tay này phải rửa lại với nước, giúp làm sạch tay. Đối với sản phẩm nước rửa tay thường sẽ được coi là mỹ phẩm và áp dụng theo Thông tư số 06/2011/TT-BYT ngày 25/01/2011 của Bộ Y tế quy định về quản lý mỹ phẩm để làm công bố mỹ phẩm tại Cục Quản lý Dược

- Nước rửa tay khô diệt khuẩn: Nước rửa tay khô  là loại nước rửa tay không phải rửa lại với nước. Nước rửa tay diệt khuẩn là loại nước rửa tay mới hiện nay bên trong thành phần của nước rửa tay có chất diệt khuẩn. Đối với sản phẩm nước rửa tay khô diệt khuẩn sẽ được coi là chế phẩm diệt khuẩn và làm đăng ký lưu hành chế phẩm diệt khuẩn tại Cục quản lý môi trường theo Nghị định 91/2016/NĐ-CP về quản lý hóa chất chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế.


True Legal luôn tự hào là công ty cung cấp dịch vụ công bố mỹ phẩm nhập khẩu chuyên nghiệp. Trải qua nhiều năm tích lũy kinh nghiệp trong lĩnh vực công bố mỹ phẩm, chúng tôi  thêm tự tin cung cấp dịch vụ công bố mỹ phẩm nhập khẩu đến Qúy khách hàng đang có nhu cầu.

Thông tin liên hệ yêu cầu tư vấn dịch vụ công bố mỹ phẩm nhập khẩu:

CÔNG TY TNHH TRUE LEGAL VIỆT NAM

Hotline: 096 948 3539/ 093 123 3539

Điện thoại: (024) 2219 9090 

Email: info@truelegal.vn

Địa chỉ trụ sở: Số 22 Trần Kim Xuyến, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội

VPGD tại HCMC: Số 11Bis Phan Ngữ, Đakao, Quận 1, Hồ Chí Minh

Hotline tư vấn & hỗ trợ