Tư vấn luật đầu tưTư vấn:096.948.3539 - 096.948.3539 - 093.123.3539

28/042024

THỰC TIỄN QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ THỎA THUẬN ĐỒNG SÁNG LẬP

Pháp luật Việt Nam hiện tại chưa có quy định về khung pháp lý cho thỏa thuận đồng sáng lập cũng như không được viện dẫn trong bất kỳ một điều luật nào. Tuy nhiên thực tiễn đầu tư kinh doanh những năm gần đây cho thấy thỏa thuận đồng sáng lập ngày một được các cổ đông quan tâm nhiều hơn. Và trên thực tế, thỏa thuận này chỉ được ký riêng giữa một số hoặc tất cả các cổ đông tham gia góp vốn và có giá trị ràng buộc giữa các cổ đông với nhau. Do đó bản thỏa thuận này rất được các cổ đông lưu tâm đặc biệt là những cổ đông đã có kinh nghiệm khởi nghiệp.

Nếu như Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và điều lệ công ty được xem là những văn kiện pháp lý bắt buộc cấu thành nên công ty thì thỏa thuận cổ đông cũng là một trong những tài liệu không kém phần quan trọng mà trước khi đăng ký thành lập hoặc góp vốn vào một công ty, những nhà đầu tư sẽ soạn thảo và ký kết với nhau. Bản điều lệ công ty và thỏa thuận cổ đông thực chất đều xoay quanh điều chỉnh mối quan hệ giữa các cổ đông, cổ đông với công ty, quyền của cổ đông, vấn đề quản lý công ty và là cơ sở để giải quyết những khúc mắc, tranh chấp nếu xảy ra trong quá trình quản lý, điều hành công ty. 

Thực tế, bản điều lệ công ty cũng được xem là một loại thỏa thuận cổ đông nhưng là thỏa thuận được cam kết bởi tất cả các cổ đông của công ty (ngay cả những cổ đông gia nhập sau vào công ty cũng phải tuân thủ) và được thỏa thuận tại thời điểm thành lập công ty. Còn thỏa thuận cổ đông được hiểu theo nghĩa rộng chính là thỏa thuận giữa hai hay nhiều hay tất cả cổ đông về những vấn đề liên quan đến nội bộ công ty. Vì vậy, giữa hai văn kiện này vẫn có sự khác biệt:

► Thứ nhất, không giống điều lệ công ty, thỏa thuận cổ đông không phải là tài liệu bắt buộc phải có trong công ty.

Thỏa thuận cổ đông chỉ được lập khi các cổ đông thấy cần thiết. Thỏa thuận cổ đông có thể được ký kết tại thời điểm trước hoặc sau khi công ty được thành lập.

► Thứ hai, thỏa thuận cổ đông thông thường được các cổ đông tham gia ký kết giữ bí mật vì nó không phải là tài liệu có nghĩa vụ phải công bố cho bên thứ ba biết. Đây có thể được xem là một lý do mà mặc dù đã có điều lệ công ty nhưng cổ đông vẫn có nhu cầu ký kết thỏa thuận cổ đông nhằm đem lại những quyền lợi đặc thù cho cổ đông tham gia thỏa thuận và điều đó lại được giữ kín.

► Thứ ba, nếu như điều lệ công ty được ví von như “bản hiến pháp” của công ty vì nó ràng buộc tất cả cổ đông công ty cũng như chính công ty đó phải tuân thủ thì thỏa thuận cổ đông ngược lại; thỏa thuận cổ đông chỉ ràng buộc những chủ thể tham gia ký kết thỏa thuận mà thôi . Ngoài ra điều lệ công ty còn có hiệu lực đối với bên thứ ba thì ngược lại, bên thứ ba có thể không biết và không có nghĩa vụ phải biết có sự tồn tại của thỏa thuận cổ đông.

 Thứ tư, vì điều lệ công ty là văn kiện bắt buộc phải có khi thành lập doanh nghiệp nên pháp luật có quy định các điều khoản tối thiểu cần có trong một bản điều lệ và phải được thông qua hoặc đăng ký bởi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Trong khi đó, nội dung của thỏa thuận cổ đông, điều khoản của thỏa thuận hoàn toàn do các bên tham gia quyết định lựa chọn.

Như vậy, rõ ràng dưới góc độ về pháp luật doanh nghiệp, thì thỏa thuận cổ đông là một văn bản pháp lý khác biệt với điều lệ công ty, không bắt buộc và chỉ điều chỉnh mối quan hệ giữa các chủ thể tham gia thỏa thuận.

Mặc dù về nội dung thỏa thuận đồng sáng lập chưa được quy định cụ thể, nhưng về hình thức bản chất của thỏa thuận này vẫn là một giao dịch dân sự được hai trên thống nhất thực hiện. Do đó khi thực hiện thỏa thuận này vẫn phải đảm bảo các điều kiện có hiệu lực pháp luật đối với một giao dịch dân sự.

Bài viết này của TRUE LEGAL không nhằm đánh giá các quy định của pháp luật mà chỉ đưa ra những phân tích dựa trên thực tế áp dụng để các cổ đông hiểu và nắm được quy định của pháp luật từ đó có thêm cơ sở để xây dựng, áp dụng và thực hiện một bản thỏa thuận đồng sáng lập có giá trị pháp lý đầy đủ.

Trân trọng cảm ơn sự đón đọc của Quý bạn đọc!

CÁC BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ:

Sự cần thiết của thỏa thuận đồng sáng lập

Các bước xây dựng thỏa thuận đồng sáng lập

Những điều khoản cần có trong thỏa thuận đồng sáng lập


Với mục tiêu hỗ trợ toàn diện đem lại sự an tâm, thuận tiện và đơn giản hóa trải nghiệm kinh doanh của khách hàng, True Legal cung cấp dịch vụ pháp lý xuyên suốt hành trình kinh doanh của khách hàng trên các lĩnh vực Quản lý rủi ro và Tuân thủ của doanh nghiệp – Sở hữu trí tuệ - Quản lý thuế, Kế toán tài chính - Quản trị nội bộ doanh nghiệp. Đội ngũ chuyên viên nhiều năm kinh nghiệm trong giải quyết các vụ việc pháp lý cùng kiến thức chuyên môn sâu rộng và sự tin tưởng và tiếp tục sử dụng, giới thiệu cho bạn bè, người quen của khách hàng cũ luôn là sự mạnh mẽ khẳng định uy tín, chất lượng dịch vụ của chúng tôi.

Thông tin liên hệ yêu cầu dịch vụ tư vấn pháp lý:

CÔNG TY TNHH TRUE LEGAL VIỆT NAM

Hotline: 096 948 3539/ 093 123 3539

Điện thoại: (024) 2219 9090 

Email: info@truelegal.vn

Địa chỉ trụ sở: Số 22 Trần Kim Xuyến, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội

VPGD tại HCMC: Số 11Bis Phan Ngữ, Đakao, Quận 1, Hồ Chí Minh

Hotline tư vấn & hỗ trợ