Tư vấn luật đầu tưTư vấn:096.948.3539 - 096.948.3539 - 093.123.3539

21/112024

CÁC LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Mô hình kinh doanh là cốt lõi, hình hài của doanh nghiệp để từ đó trả lời cho năm câu hỏi quan trọng “Khách hàng mục tiêu là ai”; “Nỗi đau của khách hàng là gì”; “Sản phẩm sử dụng để giải quyết nhu cầu khách hàng”; “Chi phí giải quyết vấn đề” và “Có bao nhiêu đối thủ cạnh tranh trong phân khúc thị trường hướng đến”. Chỉ khi chọn đúng mô hình kinh doanh thì ý tưởng khởi sự kinh doanh mới phát huy hiệu quả cao nhất. Để hỗ trợ Quý khách hàng trong việc hiểu và lựa chọn đúng mô hình kinh doanh khi bắt đầu triển khai công việc kinh doanh, True Legal xin gửi tới Quý khách chuỗi bài viết pháp lý về các loại hình doanh nghiệp theo quy định tại Luật Doanh nghiệp 2020.


Tại bài viết đầu tiên, chúng tôi sẽ đi sâu vào làm rõ "CÁC LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY".

Theo quy định pháp luật Việt Nam hiện nay có 5 loại hình doanh nghiệp là:

- Công ty cổ phần

- Công ty TNHH một thành viên;

- Công ty TNHH hai thành viên trở lên;

- Công ty hợp danh;

- Doanh nghiệp tư nhân;

Căn cứ pháp luật: Luật doanh nghiệp số 59/2020/QH14 do Quốc hội ban hành ngày 17 tháng 06 năm 2020.

KHÁI QUÁT CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA 5 LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP

1. CÔNG TY CỔ PHẦN: là doanh nghiệp, trong đó vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần.

Đặc điểm:

- Cổ đông công ty cổ phần có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 cổ đông, không hạn chế số lượng tối đa.

- Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân.

- Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.

- Công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phần, trái phiếu và các loại chứng khoán khác của công ty. Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120 và khoản 1 Điều 127 của Luật doanh nghiệp năm 2020.

2. CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN : là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu.

Đặc điểm:

- Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.

- Công ty TNHH một thành viên có tư cách pháp nhân.

- Công ty TNHH một thành viên không được phát hành cổ phần, trừ trường hợp để chuyển đổi thành công ty cổ phần và được phát hành trái phiếu theo quy định của pháp luật.

3. CÔNG TY TNHH HAI THÀNH VIÊN TRỞ LÊN:  là doanh nghiệp có từ 02 đến 50 thành viên là tổ chức, cá nhân.

Đặc điểm:

- Thành viên công ty TNHH hai thành viên trở lên  chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp

- Công ty TNHH hai thành viên trở lên có tư cách pháp nhân

- Công ty TNHH hai thành viên trở lên không được phát hành cổ phần, trừ trường hợp để chuyển đổi thành công ty cổ phần.

- Công ty TNHH hai thành viên trở lên được phát hành trái phiếu theo quy định của pháp luật.

4. CÔNG TY HỢP DANH:  là doanh nghiệp, trong đó phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh).

Đặc điểm:

- Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân.

- Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn. Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty. Thành viên góp vốn là tổ chức, cá nhân và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty.

5. DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN:  là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.

Đặc điểm:

- Mỗi một cá nhân chỉ được thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ thể thành lập doanh nghiệp tư nhân là một cá nhân có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật, có thể là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài

- Các doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân tuy nhiện có con dấu riêng, có thể mở các địa điểm kinh doanh và chi nhánh.

- Chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như quyết định việc sử dụng lợi nhuận sau thuế, có thể trực tiếp hoặc thuê người khác quản lý điều hành doanh nghiệp, nhưng phải khai báo với cơ quan đăng ký kinh doanh. Chủ doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

- Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành chứng khoán để huy động vốn.

Trên đây là khái quát về các loại hình doanh nghiệp, nội dung chi tiết về từng loại hình doanh nghiệp và so sánh giữa các loại hình doanh nghiệp, chúng tôi cung cấp tại các bài viết tại Website: (Có thể dẫn link Web hoặc link các bài viết sau)

NHẦM LẪN PHÁP LÝ THƯỜNG GẶP PHẢI

Hộ kinh doanh có phải một loại hình doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam không?

Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng dưới mười lao động và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh. (Theo Khoản 1 Điều 66 của Nghị định 78/2015/NĐ-CP)

Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh.” (Theo khoản 10 Điều 4 của Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 có hiệu lực năm 2021)

Như vậy, hộ kinh doanh không phải là một loại hình doanh nghiệp. Hộ kinh doanh là một thực thể pháp lý độc lập, các thành viên trong hộ kinh doanh sẽ là chủ thể pháp lý hợp pháp nhân danh chính mình thực hiện các công việc liên quan đến hoạt động kinh doanh và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình.

Hệ quả pháp lý: Hộ kinh doanh hoạt động mang tính chất riêng lẻ, quy mô giới hạn dưới 10 lao động; hoạt đông không thường xuyên, chuyên nghiệp; không có con dấu; không được mở chi nhánh, văn phòng đại diện và đặc biệt không được thực hiện các quyền của doanh nghiệp như hoạt động xuất nhập khẩu hay áp dụng Luật phá sản khi kinh doanh thua lỗ.

Trong các bài viết tiếp theo, True Legal sẽ tiếp tục gửi đến Quý bạn đọc các phân tích về các loại hình doanh nghiệp theo quy định pháp luật hiện hành chuyên sâu hơn.

Trân trọng cảm ơn sự đón đọc, theo dõi của Quý bạn đọc. 

DANH MỤC CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

So sánh Công ty Cổ phần và Công ty TNHH Hai thành viên trở lên

Quy định xử phạt hành chính về hành vi công ty không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký

Những thay đổi liên quan đến con dấu công ty theo Luật Doanh nghiệp năm 2020

Trong doanh nghiệp, thực hiện phân chia lợi nhuận như thế nào?


Với mục tiêu hỗ trợ toàn diện đem lại sự an tâm, thuận tiện và đơn giản hóa trải nghiệm kinh doanh của khách hàng, True Legal cung cấp dịch vụ pháp lý xuyên suốt hành trình kinh doanh của khách hàng trên các lĩnh vực Quản lý rủi ro và Tuân thủ của doanh nghiệp – Sở hữu trí tuệ - Quản lý thuế, Kế toán tài chính - Quản trị nội bộ doanh nghiệp. Đội ngũ chuyên viên nhiều năm kinh nghiệm trong giải quyết các vụ việc pháp lý cùng kiến thức chuyên môn sâu rộng và sự tin tưởng và tiếp tục sử dụng, giới thiệu cho bạn bè, người quen của khách hàng cũ luôn là sự mạnh mẽ khẳng định uy tín, chất lượng dịch vụ của chúng tôi.

Thông tin liên hệ yêu cầu dịch vụ tư vấn pháp lý:

CÔNG TY TNHH TRUE LEGAL VIỆT NAM

Hotline: 096 948 3539/ 093 123 3539

Điện thoại: (024) 2219 9090 

Email: info@truelegal.vn

Địa chỉ trụ sở: Số 22 Trần Kim Xuyến, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội

VPGD tại HCMC: Số 11Bis Phan Ngữ, Đakao, Quận 1, Hồ Chí Minh

 
Hotline tư vấn & hỗ trợ