Tư vấn luật đầu tưTư vấn:096.948.3539 - 096.948.3539 - 093.123.3539

20/112024

PHÁP LUẬT QUẢN LÝ NỘI BỘ - BẢN SẮC CỐT LÕI TẠO LÊN MỘT DOANH NGHIỆP BỀN VỮNG

Muốn tồn tại và phát triển trên thị trường, doanh nghiệp cần có những sản phẩm cốt lõi, tạo sự khác biệt với các đối thủ. Vậy muốn ổn định và duy trì nội bộ doanh nghiệp và vận hành bộ máy hoạt động được hiệu quả, doanh nghiệp cần có gì? Qua bài viết này, TRUE LEGAL sẽ cùng doanh nghiệp khám phá điều tạo lên bản sắc cốt lõi cho một doanh nghiệp

PHÁP LUẬT QUẢN LÝ NỘI BỘ DOANH NGHIỆP LÀ GÌ?

Quản lý nội bộ doanh nghiệp thường được hiểu là cách thức cơ cấu bộ máy quản lý doanh nghiệp, việc phân chia quyền lực trong doanh nghiệp với mục đích bảo đảm quyền lợi của các nhóm người tham gia vào hoạt động của doanh nghiệp, bao gồm cả chính sách đối với người lao động. 

Không chỉ vậy, quản lý nội bộ doanh nghiệp còn là cơ chế để vận hành các hoạt động của công ty như nhân sự và lương thưởng, tài chính- kế toán, thẩm duyệt hồ sơ, công bố thông tin.v.v. Nó vừa là để quản lý con người vừa là để quản lý quy trình vận hành làm sao để đảm bảo sự vận hành hiệu quả và đồng nhất tới nội bộ doanh nghiệp. 

Như vậy có thể hiểu, pháp luật quản lý nội bộ doanh nghiệp là một hệ thống các thiết chế, chính sách, quy đinh nhắm định hướng, vận hành và kiểm soát doanh nghiệp. Và hệ thống này lấy việc tuân thủ các quy định pháp luật chuyên ngành làm nền tảng cơ bản và từ đó doanh nghiệp sẽ xây dựng một cơ chế đặc thù cho riêng mình để áp dụng vận hành trên toàn hệ thống sao cho phù hợp với đặc thù hoạt động kinh doanh của đơn vị.

VAI TRÒ CỦA PHÁP LUẬT QUÁN LÝ NỘI BỘ ĐỐI VỚI SỰ TỔN TẠI CỦA DOANH NGHIỆP

Việt Nam là thị trường của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Thực tế, các doanh nghiệp chủ yếu tập trung nhiều vào hoạt động kinh doanh, vấn đề liên quan đến vốn,  truyền thông quảng cáo và  hoạt động quản lý nội bộ thường theo cách thức của người đứng đầu mà không có một quy chê cụ thể . Chỉ khi doanh nghiệp đã phát triển đến một quy mô nhất định hoặc khi cho những tranh chấp phát sinh thì người đứng đầu doanh nghiệp mới đi tìm phương án giải quyết những vấn đề đó. Điều này tạo lên một sự bất ổn định và tiềm tàng đầy rủi ro cho các doanh nghiệp, đặc biệt là khi những thành viên quản trị công ty khi mà ai cũng có một lợi ích riêng của mình. Và thật khó có thể đưa doanh nghiệp đi xa khi không có một cơ chế thống nhất ngay từ đầu. Hơn hết, đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến sự tan dã của nhiều doanh nghiệp dù hoạt động kinh doanh đang vận hành ổn định. 

Pháp luật quản lý nội bộ doanh nghiệp xuất hiện và giải quyết các mối bận tâm đó cho doanh nghiệp, một cơ chế rõ ràng, sự phân luồng quyền và lợi ích minh cụ thể, quản lý tài chính minh bạch. Các thành viên quản trị công ty, các nhân sự làm việc tại công ty đã có một quy trình cần tuân thủ đồng nhất và đặc biệt là tạo ra một văn hóa làm việc đặc trưng cho doanh nghiệp. Có thể thấy, các doanh nghiệp tồn tạo lâu dài trên thị trường hiện nay hầu hết đều có một quy chế quản lý nội bộ doanh nghiệp chi tiết, công khai, minh bạch. Và pháp luật quản lý nội bộ chính là một chìa khóa cho sự phát triển đó của doanh nghiệp. 

NHỮNG LƯU Ý TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG PHÁP LUẬT QUẢN LÝ NỘI BỘ DOANH NGHIỆP.

Nhận thức được tầm quan trọng của pháp luật quản lý nội bộ, nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng biết cách xây dựng nó bởi những sự hạn chế về lĩnh vực hiểu biết pháp luật, khả năng nhận diện rủi ro. Dưới dây là một vài lưu ý trong quá trình xây dựng pháp luật quản lý nội bộ:

Mối quan hệ giữa những chủ sở hữu, thành viên góp vốn của công ty. Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tranh chấp nội bộ doanh nghiệp. Với nội dung này cần lưu ý chi tiết quyền, nghĩa vụ của từng cá nhân, nhóm cá nhân để sự phân cấp được rõ ràng ngay từ đầu. 

► Chế độ thu chi, cơ chế kiểm soát. Một cơ chế vợi sự quản lý tài chính minh bạch, hoạt động chi tiêu phải rõ ràng và đặc biệt lợi ích kinh tế của cá nhân, nhóm cá nhân phải đảm bảo công bằng, hợp lý. 

► Quản lý người lao động: quản lý con người luôn là lĩnh vực khó đối với các chủ doanh nghiệp. làm sao để cân bằng lợi ích doanh nghiệp song hành với lợi ích người lao động. Làm sao để hài hòa mối quan hệ hai bên khi mà góc nhìn luôn khác biệt. Đấy chính là bài toán giữa pháp luật chung và pháp luật nội bộ phải luôn đáp ứng cơ bản nhất. 

TRUE LEGAL hy vọng thông qua bài viết này, những nhà quản trị của doanh nghiệp hiểu được sơ bộ về pháp luật quản lý nội bộ và tầm quan trọng đối với sự tồn tại của doanh nghiệp. TRUE LEGAL sẽ tiếp tục đồng hành với doanh nghiệp để làm rõ hơn các vấn đề liên quan tới quản lý nội bộ tại các bài viết sau.

Chân thành cảm ơn!

CÁC BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ:

Các vấn đề chung về người đại diện theo pháp luật

Cơ cấu tổ chức công ty TNHH 1 thành viên

Thay đổi người đại diện theo pháp luật


Với mục tiêu hỗ trợ toàn diện đem lại sự an tâm, thuận tiện và đơn giản hóa trải nghiệm kinh doanh của khách hàng, True Legal cung cấp dịch vụ pháp lý xuyên suốt hành trình kinh doanh của khách hàng trên các lĩnh vực Quản lý rủi ro và Tuân thủ của doanh nghiệp – Sở hữu trí tuệ - Quản lý thuế, Kế toán tài chính - Quản trị nội bộ doanh nghiệp. Đội ngũ chuyên viên nhiều năm kinh nghiệm trong giải quyết các vụ việc pháp lý cùng kiến thức chuyên môn sâu rộng và sự tin tưởng và tiếp tục sử dụng, giới thiệu cho bạn bè, người quen của khách hàng cũ luôn là sự mạnh mẽ khẳng định uy tín, chất lượng dịch vụ của chúng tôi.

Thông tin liên hệ yêu cầu dịch vụ tư vấn pháp lý:

CÔNG TY TNHH TRUE LEGAL VIỆT NAM

Hotline: 096 948 3539/ 093 123 3539

Điện thoại: (024) 2219 9090 

Email: info@truelegal.vn

Địa chỉ trụ sở: Số 22 Trần Kim Xuyến, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội

VPGD tại HCMC: Số 11Bis Phan Ngữ, Đakao, Quận 1, Hồ Chí Minh

Hotline tư vấn & hỗ trợ