Tư vấn luật đầu tưTư vấn:096.948.3539 - 096.948.3539 - 093.123.3539

28/032024

10 SAI LẦM PHÁP LÝ CÁC STARTUP THƯỜNG VƯỚNG PHẢI

Nối tiếp bài viết kỳ trước về “Những rủi ro pháp lý startup cần biết”, bài viết này sẽ chỉ ra 10 sai lầm pháp lý các startup thường vướng phải, dù cho các chủ startup đã vô tình hay chủ động nhận diện được rủi ro trước đó hay không.  Điều này là hoàn toàn bình thường, bởi để startup thành công ngay từ lần đầu tiên là việc hiếm có khó tìm trong bối cảnh kinh doanh hiện nay, thường các doanh nghiệp sẽ trải qua ít nhất vài lần thất bại và buộc lòng mắc những sai lầm để có thể rút kinh nghiệm và đi đến thành công. Bài viết mang tính chia sẻ dựa trên thực tế mà nhiều khách hàng của TRUE LEGAL từng gặp phải, hy vọng các nội dung dưới đây sẽ có ích cho những ai đã và đang có ý định khởi nghiệp sẽ có thêm kiến thức trên bước đường kinh doanh sắp tới. 

1. KHÔNG THỰC HIỆN CÁC THỎA THUẬN RÕ RÀNG VỚI NHÀ ĐỒNG SÁNG LẬP - CHỈ DỰA VÀO NIỀM TIN VÀ MỐI QUAN HỆ

Bất cứ mô hình doanh nghiệp nào cũng cần có sự thỏa thuận rõ ràng giữa các nhà đồng sáng lập, các cổ đông,…. Đặc biệt đối với các thành viên trong một công ty startup thì việc thỏa thuận một cách rõ ràng ngay từ khi quyết định thành lập công ty sẽ hạn chế đến mức tối đa những vấn đề phát sinh không như ý muốn trong tương lai, đó có thể là việc không đồng thuận trong ý tưởng phát triển sản phẩm, mô hình công ty, nguồn nhân lực hay kêu gọi vốn…

Bắt tay cùng nhau xây dựng một bản thỏa thuận rõ ràng, có sự ký kết nghiêm túc của các thành viên, đảm bảo rằng việc xây dựng công ty theo một hướng chung và đi theo thỏa thuận có lợi có tất cả các thành viên. 

Một số ý cần được làm rõ trong bản thỏa thuận bao gồm: 

– Cổ phần sở hữu của từng thành viên góp vốn vào trong công ty

– Mục tiêu đi kèm tầm nhìn phát triển của công ty, thống nhất sản phẩm, dịch vụ chủ lực của công ty 

– Thống nhất và nêu cụ thể nhiệm vụ, chức năng và quyền hạn của từng thành viên trong ban quản trị.

– Xác định cụ thể cách thức giải quyết cổ phần và các vấn đề liên quan đến quyền lợi khi có một trong ai thuộc thành viên đồng sáng lập rời đi.

2. KHÔNG THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP MÀ BẮT TAY NGAY VÀO QUÁ TRÌNH KINH DOANH

Mô hình kinh doanh khi thành lập doanh nghiệp sẽ có nhiều lợi ích hơn việc kinh doanh nhỏ lẻ bởi khi thành lập công ty chẳng hạn công ty trách nhiệm hữu hạn, các vấn đề về giới hạn trách nhiệm cũng như vấn đề về tài sản cá nhân của các thành viên đồng sáng lập sẽ được bảo vệ một cách tốt nhất. Bên cạnh đó việc thành lập công ty sẽ giúp kêu gọi vốn thành công và ngân hàng sẵn sàng hỗ trợ bạn khi cần vay vốn với lãi suất ưu đãi cho các doanh nghiệp startup. 

3. SỬ DỤNG MẪU HỢP ĐỒNG CỦA DOANH NGHIỆP KHÁC - KHÔNG CÓ SẴN MỘT HỢP ĐỒNG MẪU ĐƯỢC THIẾT KẾ RIÊNG CHO CÔNG TY

Nhiều startup khi tập trung vào hoạt động kinh doanh tạo lợi nhuận thường bỏ qua vấn đề này, và lựa chọn tiết kiệm nguồn lực là tham khảo lựa chọn mẫu hợp đồng của các bên hoạt động kinh doanh lĩnh vực tương tự, hoặc đơn giản là lựa chọn mẫu Hợp đồng mua bán hàng hóa trên internet. Tuy nhiên, việc chuẩn bị cho mình những bộ hợp đồng riêng ngay khi thành lập doanh nghiệp là điều quan trọng. Đây được xem như một dạng hình thức quan trọng cho thấy sự chuyên nghiệp, uy tín của công ty. 

Bạn có thể tham khảo từ các nguồn tài liệu trên mạng internet và lựa chọn tự xây dựng mẫu hợp đồng phù hợp với hoạt động và mục tiêu của công ty. Nếu chưa tự tin về các điều khoản của Hợp đồng đã đáp ứng thực tế và mục đích “đôi bên có lợi” với khách hàng hay chưa, bạn có thuê đơn vị pháp lý có chuyên môn để hỗ trợ soạn thảo. review đánh giá rủi ro cho bản hợp đồng riêng cho doanh nghiệp mình.

4. KHÔNG TUÂN THỦ LUẬT DOANH NGHIỆP - KINH DOANH KHI CHƯA ĐÁP ỨNG ĐỦ ĐIỀU KIỆN

Theo Luật doanh nghiệp, trong bất kỳ hoạt động kinh doanh nào thì cũng đều cần chuẩn bị các giấy tờ liên quan đến ngành nghề, vốn, đáp ứng một hoặc nhiều điều kiện kinh doanh, đối với một số lĩnh vực kinh doanh thì các giấy phép chuyên ngành (giấy phép con) lại là điều kiện bắt buộc. Một số lĩnh vực kinh doanh có điều kiện cần Giấy phép con như Thực phẩm, Mỹ phẩm, Y tế, Website - công nghệ,... Startup nên được chú trọng tìm hiểu trước các thủ tục cần tuân thủ trước khi lựa chọn và tiến hành theo đuổi những lĩnh vực kinh doanh trên, tránh tình trạng “nước đến chân mới nhảy”, làm đến đâu mới biết cần xin Giấy phép đến đó.

Mỗi một ngành nghề kinh doanh có những điều kiện đáp ứng khác nhau, nếu được bạn nên tìm đến một đơn vị tư vấn pháp lý để có thể được tư vấn nhận diện các công việc pháp lý cần thực hiện và giải đáp thắc mắc. 

5. THIẾU GIẤY TỜ, HỢP ĐỒNG CHO NHÂN VIÊN

Một sai lầm khác khi khởi nghiệp là thiếu giấy tờ, hợp đồng cho nhân viên. Hợp đồng làm việc rõ ràng, rành mạch từ ban quản trị, các nhà đồng lập cho tới các bộ phận nhân viên trong công ty. Ngoài ra đối với nhân viên cần có thêm các hợp đồng về bảo hiểm xã hội, hợp đồng thỏa thuận giữ bí mật,…Làm như vậy sẽ giúp bạn dễ dàng hệ thống và quản lý nhân viên, cũng như nhân viên có căn cứ không có bất kỳ khiếu nại nào trong quá trình làm việc tại công ty. 

6. BẤT CẨN VỚI SỞ HỮU TRÍ TUỆ

Hiện nay vấn đề Sở hữu trí tuệ (SHTT) đang dần được Startup quan tâm, nhất là các startup công nghệ, nhưng khi tìm hiểu thủ tục đăng ký quyền sở hữu trí tuệ, nhiều chủ startup lại thấy rất phức tạp, khó tiếp cận, khó hiểu, phải chờ đợi lâu và cũng tốn khá nhiều chi phí, trong khi nguồn vốn khởi điểm cần tập trung vào các mục tiêu kinh doanh lớn hơn. Đây là những lý do khiến doanh nghiệp khởi nghiệp có quan tâm đến sở hữu trí tuệ nhưng lại không thích hoặc trì hoãn xác lập quyền sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, họ thường chỉ nhận ra tầm quan trọng của việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp mình khi đã quá muộn, nghĩa là khi họ đối mặt với các công ty làm hàng giả hoặc hàng nhái sản phẩm của họ hoặc khi họ bị cáo buộc xâm phạm quyền của người khác, hoặc khi họ phát hiện ra tài sản vô hình là bí quyết kỹ thuật, thương hiệu, kiểu dáng hay các kết quả vô hình của sự sáng tạo lâu nay mình xây dựng lên được bị người khác đăng ký bảo hộ trước. 

Việc đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho sản phẩm, dịch vụ hay công nghệ của công ty là điều cần thiết mà các startup cần phải làm ngay để bảo vệ sản phẩm mà bạn làm ra và phát triển. Cần phải có các giấy tờ liên quan chứng thực đến bằng sáng chế, bản quyền hay đăng ký thương hiệu độc quyền, nhãn hiệu,… 

Ngoài việc không xác lập quyền SHTT để tránh không bị xâm phạm, các startup còn thường xem nhẹ việc lựa chọn thương hiệu để vô tình bị trùng, nhiễu với các thương hiệu khác.

Đây là sai lầm khi khởi nghiệp của rất nhiều công ty. Việc đặt trùng tên sẽ khiến khách hàng lầm tưởng và các doanh nghiệp sẽ mất đi một lượng khách hàng tự nhiên ở thời gian đầu. Cách tốt nhất nên reacher thật kỹ trước khi chọn tên thương hiệu mình mong muốn. Tên thương hiệu càng đơn giản sẽ càng giúp khách hàng ghi nhớ nhanh chóng, nhưng lại có khả năng không có tính phân biệt. 

Bạn có thể tìm hiểu thêm những điều cần tránh khi đặt tên thương hiệu  tại đây..

7. KHÔNG HIỂU RÕ VỀ VIỆC KHAI, ĐÓNG THUẾ

Đã làm kinh doanh và xây dựng doanh nghiệp, bắt buộc phải đóng thuế. Hiện nay có vô số loại thuế khác nhau, nếu không am hiểu về lĩnh vực này, các công ty có thể thuê chuyên gian để tư vấn và đóng thuế đúng quy định của Nhà nước. 

8. QUẢNG CÁO SẢN PHẨM LÊN CÁC KÊNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ NHƯNG KHÔNG NẮM RÕ QUY ĐỊNH THEO LUẬT QUẢNG CÁO

Tận dụng quảng cáo sản phẩm lên website của công ty, hay lên các sàn thương mại điện tử, vừa là bước đi khôn ngoan giúp tiết kiệm hàng loạt chi phí Marketing nhưng vẫn có tiếp cận của khách hàng một cách tự nhiên và bùng nổ.

Nhưng không chỉ riêng doanh nghiệp khởi nghiệp, nhiều doanh nghiệp khác cũng mắc sai lầm tương tự khi thực hiện điều này:

• Thiết kế website thương mại điện tử bán hàng nhưng không thông báo hoạt động với Bộ Công thương;

• Không thể tham gia các sàn thương mại điện tử, thì thiếu các Giấy phép con của sản phẩm mà sàn thương mại điện tử yêu cầu;

• Quảng cáo sản phẩm với nội dung quảng cáo không phù hợp với quy định pháp luật, không xin Giấy phép quảng cáo sản phẩm theo quy định trước khi thực hiện quảng cáo.

Mỗi một bước đi thiếu khôn ngoan có thể dẫn đến hậu quả pháp lý mà doanh nghiệp khởi nghiệp lại phải đau đầu giải quyết, trong khi còn rất nhiều vấn đề kinh doanh tạo lợi nhuận khác đang bị bỏ ngỏ. Vì vậy, người quản lý doanh nghiệp sáng suốt nhận diện, hạn chế tối thiểu những sai lầm có thể xảy ra để tránh mất thời gian cũng như phát sinh những chi phí không đáng có.

Trân trọng cảm ơn sự đón đọc của Quý độc giả!

DANH MỤC BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

Bất cẩn với sở hữu trí tuệ - doanh nghiệp có thể khốn đốn

Sở hữu trí tuệ có thể nâng cao giá trị thị trường của doanh nghiệp vừa và nhỏ như thế nào

Nguy hiểm cho doanh nghiệp khi không đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

9 điều nên tránh khi đặt tên thương hiệu ở Việt Nam

Những rủi ro pháp lý startup cần biết


Với mục tiêu hỗ trợ toàn diện đem lại sự an tâm, thuận tiện và đơn giản hóa trải nghiệm kinh doanh của khách hàng, True Legal cung cấp dịch vụ pháp lý xuyên suốt hành trình kinh doanh của khách hàng trên các lĩnh vực Quản lý rủi ro và Tuân thủ của doanh nghiệp – Sở hữu trí tuệ - Quản lý thuế, Kế toán tài chính - Quản trị nội bộ doanh nghiệp. Đội ngũ chuyên viên nhiều năm kinh nghiệm trong giải quyết các vụ việc pháp lý cùng kiến thức chuyên môn sâu rộng và sự tin tưởng và tiếp tục sử dụng, giới thiệu cho bạn bè, người quen của khách hàng cũ luôn là sự mạnh mẽ khẳng định uy tín, chất lượng dịch vụ của chúng tôi.

Thông tin liên hệ yêu cầu dịch vụ tư vấn pháp lý:

CÔNG TY TNHH TRUE LEGAL VIỆT NAM

Hotline: 096 948 3539/ 093 123 3539

Điện thoại: (024) 2219 9090 

Email: info@truelegal.vn

Địa chỉ trụ sở: Số 22 Trần Kim Xuyến, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội

VPGD tại HCMC: Số 11Bis Phan Ngữ, Đakao, Quận 1, Hồ Chí Minh

Hotline tư vấn & hỗ trợ