SỞ HỮU TRÍ TUỆ CÓ THỂ NÂNG CAO GIÁ TRỊ THỊ TRƯỜNG CỦA DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ NHƯ THẾ NÀO
Trong bối cảnh kinh tế hội nhập và toàn cầu hóa, thị trường ngày càng đông đúc và cạnh tranh khốc liệt, các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) cần phải tìm cách làm cho sản phẩm của mình trở nên khác biệt nhằm thu hút khách hàng tiềm năng, từ đó dần tìm được chỗ đứng trên thị trường. Sự khác biệt này có thể là đặc điểm cấu tạo, tính năng công dụng của sản phẩm hay thương hiệu gắn liền với sản phẩm. Để làm được như vậy, SME phải đổi mới, sáng tạo, áp dụng cải tiến, phương pháp mới trong sản xuất, bán hàng, tiếp thị sản phẩm. Như vậy, có thể nói, đổi mới sáng tạo và tri thức đã và đang trở thành nhân tố chính của sức mạnh cạnh tranh.
Tuy nhiên, bất kỳ một sản phẩm mới được doanh nghiệp tung ra thị trường, thu hút khách hàng thành công đều không tránh khỏi việc các đối thủ cạnh tranh sản xuất các sản phẩm giống hoặc tương tự, thậm chí còn với giá thành rẻ hơn. Đôi khi, điều này sẽ đẩy nhà sáng tạo gốc ra khỏi thị trường, đặc biệt khi mà họ đã đầu tư đáng kể vào việc phát triển sản phẩm mới thì đối thủ cạnh tranh lại hưởng lợi từ kết quả đầu tư đó và chẳng mất một xu nào cho thành quả sáng tạo và sáng chế của nhà sáng tạo gốc. Chính vì vậy, các công ty cần có một cách thức quản lý hiệu quả để bảo vệ tính độc quyền của sản phẩm - kết quả của quá trình đổi mới, sáng tạo. Đó chính là hiểu và tận dụng pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ (SHTT). Quyền SHTT cho phép các công ty tạo ra sự khác biệt cho sản phẩm của họ so với các sản phẩm của đối thủ cạnh tranh, cũng như có được mức độc quyền bình đẳng giúp giảm rủi ro và bất trắc liên quan đến việc giới thiệu sản phẩm mới hoặc cải tiến ra thị trường, từ đó nâng cao vị thế, giá trị thị trường của doanh nghiệp.
Các quyền được hệ thống sở hữu trí tuệ tạo ra cho phép chủ sở hữu có sự độc quyền đối với bí mật thương mại, nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế, sáng tạo văn học và nghệ thuật của họ, và theo đó tạo ra lợi thế trong:
1. ĐỘC QUYỀN ĐIỀU CHỈNH sản phẩm, kiểu dáng, nhãn mác hoặc bao bì sản phẩm phù hợp với thị trường tiêu thụ, thị yếu người tiêu dùng.
2. LÀM GIẢM KHẢ NĂNG SAO CHÉP HOẶC BẮT CHƯỚC của đối thủ cạnh tranh, từ đó
- Giảm mức độ ảnh hưởng đến giá sản phẩm do mức độ công nhận hay đánh giá thương hiệu hoặc nhãn hiệu bởi người tiêu dùng, do mức độ cạnh tranh mà sản phẩm có thể gặp phải từ các sản phẩm trùng hoặc tương tự;
- Tự tin thực hiện các hoạt động tiếp thị sản phẩm khi hình ảnh thương hiệu của công ty bạn là độc quyền.
3. LÀM TĂNG CƠ HỘI THỰC TẾ TRONG VIỆC THƯƠNG MẠI HÓA SẢN PHẨM mới và cải tiến, thể hiện qua việc:
- Tạo ra thu nhập cho doanh nghiệp của bạn thông qua chuyển giao quyền sử dụng, bán hoặc thương mại hóa sản phẩm hoặc dịch vụ được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ mà những sản phẩm, dịch vụ đó có thể nâng cao thị phần hoặc biên độ lợi nhuận cho doanh nghiệp.
- Nâng cao giá trị doanh nghiệp của bạn trong mắt của nhà đầu tư hoặc các tổ chức tài chính trong quá trình huy động vốn. Việc nắm giữ độc quyền sáng chế đối với các khía cạnh kỹ thuật sáng tạo của sản phẩm thường rất có ích trong việc thuyết phục các nhà đầu tư, các nhà đầu tư mạo hiểm hoặc ngân hàng tin vào cơ hội kinh doanh đối với sản phẩm của bạn.
- Việc bán, sáp nhập hoặc mua lại, tài sản trí tuệ có thể nâng cao đáng kể giá trị của doanh nghiệp và đôi khi đó chính là tài sản quan trọng và có giá trị nhất.
- Thời điểm tham gia các hội chợ hoặc triển lãm không bị chi phối bởi nếu bộc lộ sớm sản phẩm sáng tạo có thể sẽ làm mất tính mới và cản trở việc nộp đơn đăng ký bảo hộ sau đó.
4. GIẢI QUYẾT MỘT CÁCH HIỆU QUẢ BẤT KỲ XUNG ĐỘT nào liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ: khi phát hiện quyền SHTT của mình bị xâm phạm, bạn có thể yêu cầu các bên khác ngừng việc vi phạm và có thể yêu cầu được bồi thường dựa trên căn cứ quy định của pháp luật.
Do vậy, việc sử dụng các tài sản trí tuệ một cách có chiến lược sẽ nâng cao đáng kể năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cần phải bảo đảm rằng họ sẵn sàng giải quyết những thách thức và áp dụng các biện pháp nhằm khai thác tài sản trí tuệ của họ và bảo hộ những tài sản đó ở bất cứ đâu có thể. Giống như tài sản hữu hình, tài sản trí tuệ phải có được, duy trì, kiểm toán, định giá, kiểm soát một cách chặt chẽ và quản lý một cách cẩn thận để khai thác giá trị của chúng một cách đầy đủ. Tuy nhiên, trước khi thực hiện việc này thì trước tiên doanh nghiệp vừa và nhỏ phải nhận thức được giá trị của sở hữu trí tuệ và coi đó là một tài sản kinh doanh có giá trị.
Trong các bài viết tiếp theo, True Legal sẽ tiếp tục gửi đến Quý bạn đọc các bài phân tích về các vấn đề pháp lý xoay quanh bảo hộ sở hữu trí tuệ cho doanh nghiệp.
Trân trọng cảm ơn sự đón đọc, theo dõi của Quý bạn đọc.
DANH MỤC BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
Bất cẩn với sở hữu trí tuệ - doanh nghiệp có thể khốn đốn
Sở hữu trí tuệ có thể nâng cao giá trị thị trường của doanh nghiệp vừa và nhỏ như thế nào
Nguy hiểm cho doanh nghiệp khi không đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
9 điều nên tránh khi đặt tên thương hiệu ở việt nam
10 sai lầm pháp lý các startup thường vướng phải
Những rủi ro pháp lý startup cần biết
Với mục tiêu hỗ trợ toàn diện đem lại sự an tâm, thuận tiện và đơn giản hóa trải nghiệm kinh doanh của khách hàng, True Legal cung cấp dịch vụ pháp lý xuyên suốt hành trình kinh doanh của khách hàng trên các lĩnh vực Quản lý rủi ro và Tuân thủ của doanh nghiệp – Sở hữu trí tuệ - Quản lý thuế, Kế toán tài chính - Quản trị nội bộ doanh nghiệp. Đội ngũ chuyên viên nhiều năm kinh nghiệm trong giải quyết các vụ việc pháp lý cùng kiến thức chuyên môn sâu rộng và sự tin tưởng và tiếp tục sử dụng, giới thiệu cho bạn bè, người quen của khách hàng cũ luôn là sự mạnh mẽ khẳng định uy tín, chất lượng dịch vụ của chúng tôi
Thông tin liên hệ yêu cầu dịch vụ tư vấn pháp lý:
CÔNG TY TNHH TRUE LEGAL VIỆT NAM
Hotline: 096 948 3539/ 093 123 3539
Điện thoại: (024) 2219 9090
Email: info@truelegal.vn
Địa chỉ trụ sở: Số 22 Trần Kim Xuyến, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội
VPGD tại HCMC: Số 11Bis Phan Ngữ, Đakao, Quận 1, Hồ Chí Minh