TẠI SAO PHẢI ĐĂNG KÝ BẢN QUYỀN QUYỀN TÁC GIẢ
QUYỀN TÁC GIẢ LÀ GÌ?
Quyền tác giả là quyền của cá nhân, tổ chức đối với tác phẩm do chính tác giả trực tiếp sáng tạo ra hoặc sở hữu. Các tác phẩm đó phải là sản phẩm trí óc của tác giả mà không đơn thuẩn là sự sao chép từ nguồn đã biết. Quyền tác giả tự động hình thành từ thời điểm tác phẩm được định hình dưới một hình thức vật chất nhất định, bất kể tác phẩm đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.
QUYỀN TÁC GIẢ BAO GỒM NHỮNG QUYỀN GÌ?
Theo quy định của pháp luật, quyền tác giả đối với tác phẩm sẽ bao gồm 02 quyền là quyền tài sản và quyền nhân thân. Cụ thể:
1. Quyền nhân thân trong quyền tác giả bao gồm những quyền sau:
+ Đặt tên cho tác phẩm;
+ Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng;
+ Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm;
+ Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
2. Quyền tài sản trong quyền tác giả sẽ bao gồm những quyền sau:
+ Làm tác phẩm phái sinh;
+ Biểu diễn tác phẩm trước công chúng;
+ Sao chép tác phẩm;
+ Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm;
+ Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác;
+ Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.
TÁC PHẨM NÀO SẼ ĐƯỢC BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ?
- Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ, đối tượng Sở hữu trí tuệ được chia thành quyền tác giả, quyền liên quan, sở hữu công nghiệp, quyền liên quan đến giống cây trồng. Tùy thuộc vào từng sản phẩm đăng ký để xác định thuộc đối tượng nào trong các đối tượng nêu trên. Đặc biệt, khách hàng cần lưu ý, không phải bất kỳ sản phẩm, loại hình tác phẩm nào cũng có thể được đăng ký quyền tác giả.
Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ, các loại hình sau đây sẽ thuộc đối tượng đăng ký quyền tác giả:
- Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác
- Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác
- Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu
- Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng
- Tác phẩm nhiếp ảnh
- Tác phẩm kiến trúc
- Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, công trình khoa học
- Tác phẩm báo chí
- Tác phẩm âm nhạc
- Tác phẩm sân khấu
- Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự
- Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian.
Như vậy, đăng ký bản quyền tác giả là việc khi tác phẩm được hoàn thành, tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm sẽ tiến hành thủ tục đăng ký với cơ quan chức năng để chứng mình mình là chủ sở hữu hợp pháp của tác phẩm và được độc quyền sử dụng tác phẩm tại Việt Nam.
ĐĂNG KÝ BẢN QUYỀN TÁC GIẢ CÓ NHỮNG LỢI ÍCH GÌ?
- Đăng ký quyền tác giả là việc làm rất cần thiết để đảm bảo cho người sáng tạo ra tác phẩm đó chống lại các hành vi sử dụng trái phép tác phẩm của mình: như sao chép, lạm dụng tác phẩm khi không được sự đồng ý của họ.
- Để tạo ra một tác phẩm có giá trị và sáng tạo đem lại giá trị trên thực tế đòi hỏi tác giả phải bỏ ra sự lao động trí óc và mất rất nhiều thời gian và nguồn tài chính. Việc đăng ký bản quyền tác giả sẽ là sự chứng nhận cho sự sáng tạo của tác giả các phần thưởng xứng đáng, động viên tinh thần làm việc cho người sáng tạo.
- Một tác phẩm được tạo ra có tính sáng tạo, độc đáo, có giá trị và được nhiều người tiếp nhận đồng nghĩa với việc sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho chính tác giả và chủ sở hữu.
Vì vậy
- Việc đăng ký bảo hộ quyền tác giả sẽ đồng nghĩa với việc tuyên bố quyền sở hữu hợp pháp đối với tác phẩm, tránh những hành vi với mục đích thu lợi nhuận bất hợp pháp khác. Nếu người khác muốn sử dụng hoặc sao chép thì phải có sự đồng ý của chủ sở hữu.
- Một tác phẩm ngoài giá trị tinh thần song song đó là yếu tố thương mại đi kèm nếu như để các hành vi xâm phạm quyền tác giả đó tiếp tục xảy ra thì đây thực sự là một điều bất công với tác giả đã sử dụng chất xám của mình tạo ra tác phẩm.
- Trong thực tế việc chứng minh quyền sở hữu khi chưa được đăng ký bảo hộ là rất khó khăn. Đặc biệt là những tác phẩm bạn sáng tạo ra từ rất lâu. Đây chính là nguyên nhân quan trọng giải thích tại sao phải đăng ký bản quyền tác giả. Vì thông qua việc đăng ký bản quyền, bạn sẽ được cấp Giấy Chứng nhận đăng ký đây chính là tài liệu quan trọng nhất để chứng minh bạn là tác giả của tác phẩm.
Trân trọng cảm ơn sự đón đọc của Quý độc giả!
DANH MỤC BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
Bất cẩn với sở hữu trí tuệ - doanh nghiệp có thể khốn đốn
Sở hữu trí tuệ có thể nâng cao giá trị thị trường của doanh nghiệp vừa và nhỏ như thế nào
Nguy hiểm cho doanh nghiệp khi không đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
9 điều nên tránh khi đặt tên thương hiệu ở Việt Nam
10 sai lầm pháp lý các startup thường vướng phải
Với mục tiêu hỗ trợ toàn diện đem lại sự an tâm, thuận tiện và đơn giản hóa trải nghiệm kinh doanh của khách hàng, True Legal cung cấp dịch vụ pháp lý xuyên suốt hành trình kinh doanh của khách hàng trên các lĩnh vực Quản lý rủi ro và Tuân thủ của doanh nghiệp – Sở hữu trí tuệ - Quản lý thuế, Kế toán tài chính - Quản trị nội bộ doanh nghiệp. Đội ngũ chuyên viên nhiều năm kinh nghiệm trong giải quyết các vụ việc pháp lý cùng kiến thức chuyên môn sâu rộng và sự tin tưởng và tiếp tục sử dụng, giới thiệu cho bạn bè, người quen của khách hàng cũ luôn là sự mạnh mẽ khẳng định uy tín, chất lượng dịch vụ của chúng tôi.
Thông tin liên hệ yêu cầu dịch vụ tư vấn pháp lý:
CÔNG TY TNHH TRUE LEGAL VIỆT NAM
Hotline: 096 948 3539/ 093 123 3539
Điện thoại: (024) 2219 9090
Email: info@truelegal.vn
Địa chỉ trụ sở: Số 22 Trần Kim Xuyến, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội
VPGD tại HCMC: Số 11Bis Phan Ngữ, Đakao, Quận 1, Hồ Chí Minh