Tư vấn luật đầu tưTư vấn:096.948.3539 - 096.948.3539 - 093.123.3539

11/052024

SỰ KIỆN BẤT KHẢ KHÁNG: TỪ QUY ĐỊNH ĐẾN THỰC TIỄN ÁP DỤNG TRONG BỐI CẢNH DỊCH COVID-19

Dịch bệnh ảnh hưởng đáng kể đến việc thực hiện hợp đồng của một bên/một công ty. Thuật ngữ “các sự kiện bất khả kháng” được các bên trong hợp đồng dẫn chiếu đến để miễn trừ nghĩa vụ, nhằm hạn chế các thiệt hại tiềm tàng mà họ phải chịu.

1. SỰ KIỆN BẤT KHẢ KHÁNG ĐƯỢC QUY ĐỊNH NHƯ THẾ NÀO ? 

Theo khoản 1, Điều 156 của Bộ luật Dân sự 2015, sự kiện bất khả kháng là tình huống xảy ra ngoài tầm kiểm soát hợp lý của bất kỳ bên nào trong một giao dịch và không thể đoán trước. Hậu quả của nó là không thể khắc phục mặc dù tất cả các biện pháp cho phép và cần thiết đều được áp dụng. Theo đó, có ba điều kiện mà một sự kiện bất khả kháng cần đáp ứng để được xem là sự kiện bất khả kháng:

(i) Sự kiện đó phải diễn ra khách quan;

(ii) Sự kiện đó là không thể lường trước được; và

(iii) Toàn bộ các biện pháp khắc phục trong khả năng cho phép và cần thiết được áp dụng nhưng không thể khắc phục thiệt hại

Nhìn chung, điều khoản bất khả kháng được để mở cho các bên tự đàm phán thay vì được quy định chi tiết. Do đó, việc giải thích và áp dụng quy tắc này phụ thuộc chủ yếu vào từng trường hợp cụ thể của hợp đồng, và trên cơ sở thiện chí và tin tưởng nhau.

Điều kiện 1: Sự kiện phải diễn ra một cách khách quan

Bộ luật Dân sự 2015 không cung cấp các tiêu chí để xác định một sự kiện là khách quan. Theo cách hiểu thông thường, một sự kiện xảy ra một cách khách quan nếu nó xảy ra mà không phải do ý định của bất kỳ bên liên quan nào trong hợp đồng.

Nói cách khác, các bên trong hợp đồng không cố tình tạo ra sự kiện đó hoặc để nó xảy ra. Rõ ràng, những điều nằm ngoài ý muốn chủ quan của một người rất đa dạng và phong phú, các nhà lập pháp không thể chỉ định các tiêu chí để định hình một sự kiện khách quan sẽ như thế nào.

Điều kiện 2: Sự kiện đó là không thể lường trước được

Tương tự như Điều kiện 1, Bộ luật Dân sự 2015 không quy định các tiêu chí cụ thể để quyết định xem một sự kiện là không lường trước được. Theo cách hiểu thông thường, một sự kiện không lường trước có thể được giải thích rằng nó không thể được dự đoán bởi bất kỳ bên nào trong khả năng của họ. 

Vấn đề là làm thế nào để đánh giá khả năng của các bên tham gia hợp đồng trong việc thấy trước một sự kiện có thể xảy ra trong tương lai. Để khách quan và hợp lý, đa số các luật sư đồng ý rằng việc đánh giá phải dựa trên một thực tế rằng liệu một người bình thường trong tình huống tương tự có thể dự đoán được sự kiện như vậy hay không. Điều này có nghĩa, nếu một cá nhân bình thường trong cùng bối cảnh hợp đồng có thể thấy trước sự kiện, các bên trong hợp đồng không được phép áp dụng điều khoản bất khả kháng để miễn trừ nghĩa vụ của họ. Một vấn đề quan trọng không kém là thời gian hợp lý mà các bên phải lường trước sự xuất hiện của một sự kiện có thể cản trở việc thực hiện hợp đồng của họ. Rõ ràng, các cam đoan và bảo đảm của các bên được đưa ra dựa trên các yếu tố khách quan, điều kiện và bối cảnh tại thời điểm hợp đồng được ký kết. Vì vậy, bất kỳ tình huống không lường trước tại thời điểm đó sẽ được chấp nhận là một sự kiện bất khả kháng. Tuy nhiên, nếu một sự kiện không thể dự báo tại thời điểm giao kết hợp đồng, nhưng có thể dự đoán được trong quá trình thực hiện hợp đồng, thì sự kiện đó sẽ không được coi là bất khả kháng.

Điều kiện 3: Toàn bộ các biện pháp khắc phục trong khả năng cho phép và cần thiết được áp dụng nhưng không thể khắc phục thiệt hại

Trong trường hợp bất khả kháng, các bên tham gia hợp đồng được yêu cầu khắc phục hậu quả bằng tất cả các biện pháp cần thiết và có thể chấp nhận được. Điều kiện này phù hợp với nguyên tắc thiện chí và trung thực trong nỗ lực thực hiện nghĩa vụ theo thỏa thuận, là nguyên tắc thông thường trong quy tắc hợp đồng.

Luật pháp Việt Nam một lần nữa cho phép các bên tự do thảo luận và thống nhất về mức độ mà các biện pháp đó được xem là phù hợp. Tuy nhiên, theo hầu hết các chuyên gia pháp lý, các biện pháp khắc phục không nên được xem xét thuần túy trên quan điểm kinh tế. Điều này có nghĩa là các yếu tố khác cần được xem xét bổ sung như kinh nghiệm, nhân sự và các cơ sở vật chất có sẵn khác có thể được sử dụng để khắc phục.

2. HỆ QUẢ PHÁP LÝ CỦA SỰ KIỆN BẤT KHẢ KHÁNG ?

Khoản 2, Điều 584, Bộ luật Dân sự 2015 quy định rằng các bên vi phạm, trong trường hợp bất khả kháng, không bắt buộc phải bồi thường cho các bên bị thiệt hại. Tuy nhiên, luật pháp không đề cập đến việc miễn trừ các loại nghĩa vụ khác như phạt tiền, trả lãi hoặc buộc phải tuân thủ hợp đồng. Ngược lại, điểm b, Khoản 2, Điều 294 Luật Thương mại năm 2005 quy định rằng các bên vi phạm được miễn các nghĩa vụ hợp đồng trong trường hợp bất khả kháng. Có thể thấy, quy định này không giới hạn các loại nghĩa vụ được miễn trừ, do đó, nó có thể được hiểu là tất cả các nghĩa vụ theo hợp đồng đều được giải trừ. Trong thực tế, trước khi ký kết hợp đồng, các bên tham gia hợp đồng có thể thỏa thuận rõ ràng về các nghĩa vụ cụ thể có thể được miễn trừ trong trường hợp bất khả kháng, và điều này hoàn toàn phù hợp với nguyên tắc tự do giao kết hợp đồng. Nhìn chung, có các dạng miễn trừ trách nhiệm sau:

(i) Miễn trừ bồi thường thiệt hại và/hoặc phạt hợp đồng;

(ii) Kéo dài thời hạn thanh toán hoặc thực hiện;

(iii) Tạm hoãn thực hiện nghĩa vụ như chuyển giao, lưu trữ, v.v;

(iv) Miễn trừ các nghĩa vụ do chậm hoặc không thực hiện hợp đồng;

(v) Chấm dứt hợp đồng;

(vi) Thương lượng lại về các điều khoản và điều kiện của hợp đồng.

3. DỊCH COVID - 19 CÓ PHẢI SỰ KIỆN BẤT KHẢ KHÁNG KHÔNG ? 

Đại dịch COVID-19 và lệnh của các cơ quan Nhà nước tạm thời phong tỏa và đình chỉ hầu hết các hoạt động trên toàn quốc có thể được xem là những sự kiện bất khả kháng. Sự xuất hiện của dịch bệnh nằm ngoài ý định của bất kỳ ai (Điều kiện 1) và sự lan rộng của nó, cũng như các tác động bất lợi, là không lường trước được (Điều kiện 2). Việc chữa trị cho Covid-19 chắc chắn vượt quá khả năng của các bên tham gia hợp đồng và mệnh lệnh của các cơ quan chính phủ là bắt buộc mà họ có thể làm khác đi (Điều kiện 3).

4. CÓ PHẢI TẤT CẢ HỢP ĐỒNG VÀ NGHĨA VỤ ĐỀU ĐƯỢC ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP MIỄN TRỪ ? 

Trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác, không phải tất cả các hợp đồng và nghĩa vụ đều có thể được miễn trừ. Như đã phân tích ở trên, dường như chỉ có các hợp đồng được ký trước ngày 1 tháng 2 năm 2020, ngày mà Thủ tướng chính thức tuyên bố khẩn cấp về sự bùng phát của COVID-19, có thể được chấp nhận áp dụng điều khoản bất khả kháng.

Các thỏa thuận được ký kết sau đó khó có thể được xem xét tương tự vì nó vi phạm điều kiện không lường trước được của một sự kiện bất khả kháng. Bất kỳ cá nhân nào cũng phải nhận thức được sự nghiêm trọng và tác động của tuyên bố của Thủ tướng. Hơn nữa, không phải tất cả các hoạt động đều bị tạm ngưng. Dịch vụ ngân hàng và cung ứng nhu yếu phẩm được phép duy trì hoạt động để phục vụ cư dân. Do đó, các nghĩa vụ không bị ảnh hưởng đáng kể như thanh toán, trả nợ, cung cấp nhu yếu phẩm, v.v. không thể được miễn hoặc trì hoãn quá lâu.

5. KẾT LUẬN VÀ ĐỂ XUẤT CỦA DOANH NGHIỆP

Sau cùng, việc thực hiện điều khoản bất khả kháng chủ yếu phụ thuộc vào sự thương lượng và thỏa thuận của các bên tham gia hợp đồng trên cơ sở bối cảnh của từng giao dịch cụ thể. Doanh nghiệp có thể tham khảo, lưu ý và thực hiện các công việc sau:

(i) Rà soát các hợp đồng đang được tiến hành để tìm ra những hợp đồng nào có thể áp dụng các điều khoản bất khả kháng để tạm hoãn các nghĩa vụ không thể thực hiện tại thời điểm này.

(ii) Xem kỹ yêu cầu về hình thức và thời hạn thông báo về các sự kiện bất khả kháng cũng như tạm hoãn thực hiện hợp đồng.

(iii) Chuẩn bị bằng chứng để chứng minh việc đình chỉ nghĩa vụ hoặc chấm dứt hợp đồng là có cơ sở thực tế và hợp lý.

(iv) Liên hệ với các đối tác hoặc khách hàng để đàm phán về các nghĩa vụ sắp tới hạn và đưa ra các giải pháp phù hợp cho cả hai bên.

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN :

Tái cấu trúc doanh nghiệp về lao động trong bối cảnh Covid-19 

Lưu ý pháp lý về việc tạm ngừng kinh doanh tronhg bối cảnh Covid-19

Chính sách - quy định về thuế hỗ trợ của chính phủ Việt Nam 

Các chính sách - quy định về BHXH, BHYT và BHTN hỗ trợ doanh nghiệp trong bối cảnh dịch Covid-19

Chính sách tín dụng ngân hàng để hỗ trợ đời sống và kinh doanh trong bối cảnh dịch Covid-19


Với mục tiêu hỗ trợ toàn diện đem lại sự an tâm, thuận tiện và đơn giản hóa trải nghiệm kinh doanh của khách hàng, True Legal cung cấp dịch vụ pháp lý xuyên suốt hành trình kinh doanh của khách hàng trên các lĩnh vực Quản lý rủi ro và Tuân thủ của doanh nghiệp – Sở hữu trí tuệ - Quản lý thuế, Kế toán tài chính - Quản trị nội bộ doanh nghiệp. Đội ngũ chuyên viên nhiều năm kinh nghiệm trong giải quyết các vụ việc pháp lý cùng kiến thức chuyên môn sâu rộng và sự tin tưởng và tiếp tục sử dụng, giới thiệu cho bạn bè, người quen của khách hàng cũ luôn là sự mạnh mẽ khẳng định uy tín, chất lượng dịch vụ của chúng tôi.

Thông tin liên hệ yêu cầu dịch vụ tư vấn pháp lý:

CÔNG TY TNHH TRUE LEGAL VIỆT NAM

Hotline: 096 948 3539/ 093 123 3539

Điện thoại: (024) 2219 9090 

Email: info@truelegal.vn

Địa chỉ trụ sở: Số 22 Trần Kim Xuyến, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội

VPGD tại HCMC: Số 11Bis Phan Ngữ, Đakao, Quận 1, Hồ Chí Minh

Hotline tư vấn & hỗ trợ