Tư vấn luật đầu tưTư vấn:096.948.3539 - 096.948.3539 - 093.123.3539

29/042024

10 LƯU Ý CHUNG CHO NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI KHI THÀNH LẬP CÔNG TY TẠI VIỆT NAM

Hiện nay, số lượng Nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam đang tăng lên theo từng năm. Những câu hỏi phổ biến của Nhà đầu tư cần phải chú ý đến những vấn đề pháp lý gì? Cần xin những loại giấy phép? Các thủ tục thuế, lao động như thế nào? … đều là những vấn đề quan trọng mà Nhà đầu tư nước ngoài quan tâm để tránh những rắc rối về pháp lý. Trong bài viết này TRUE LEGAL sẽ giới thiệu đến quý độc giả, đặc biệt là các Nhà đầu tư nước ngoài một số lưu ý quan trọng khi thực hiện đầu tư tại Việt Nam.

1. VỀ NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI

Theo pháp luật về đầu tư, Nhà đầu tư nước ngoài được hiểu là cá nhân có quốc tịch nước ngoài và tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam. Như vậy, Nhà đầu tư nước ngoài ở đây bao gồm hai chủ thể: cá nhân và tổ chức. Tuy nhiên, có một số ngành nghề cụ thể yêu cầu đặc biệt về chủ thể đầu tư phải là cá nhân hoặc là tổ chức, ngoài ra nó còn xác định dựa trên cam kết mở cửa thị trường của Việt Nam và các quy định pháp luật hiện hành.

2. VỀ LĨNH VỰC ĐẦU TƯ, NGÀNH NGHỀ KINH DOANH

Đa số các ngành nghề đầu tư kinh doanh thông thường đã được Việt Nam mở cửa toàn diện đều được quy định cho phép các Nhà đầu tư có thể là cá nhân hoặc thành lập công ty vốn nước ngoài tại Việt Nam, tức không hạn chế về tư cách Nhà đầu tư là cá nhân hay công ty. Tuy nhiên, vẫn có một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện đặc biệt có các yêu cầu đầu tư cụ thể về tư cách đầu tư phải là cá nhân hay là công ty, có thể xác định qua tổng hợp các điều kiện đầu tư đối với toàn bộ các lĩnh vực/ngành nghề đăng ký đầu tư trên cơ sở phạm vi cam kết mở cửa thị trường của Việt Nam và các quy định của pháp luật Việt Nam nếu có.

Đối với quy định pháp luật liên quan đến ngành nghề kinh doanh thì Nhà đầu tư nước ngoài có thể kinh doanh bất kì ngành nghề nào mà pháp luật không cấm. Ngoài ra, có một số ngành nghề đặc thù có điều kiện bắt buộc phải đáp ứng để đăng ký kinh doanh. Nhà đầu tư nước ngoài có thể tham khảo thêm về hệ thống mã ngành nghề kinh doanh quốc gia hay còn gọi là CPC.

3. VỀ YÊU CẦU ĐỐI VỚI VỐN ĐẦU TƯ

Vốn đầu tư bao gồm hai loại chính là vốn chủ sở hữu và vốn vay, trong đó vốn chủ sở hữu phải ít nhất 20% tổng vốn đầu tư. Nhà đầu tư muốn thành lập một công ty tại Việt Nam thì phải có giấy chứng nhận đầu tư từ cơ quan cấp phép. Thời hạn cấp Giấy chứng nhận đầu tư thông thường là 15 ngày đối với dự án đầu tư không thuộc diện có chủ trương quyết định đầu tư, nhưng trong thực tế thời gian cấp phép thường lâu hơn phụ thuộc vào quá trình xin ý kiến và thẩm định của cơ quan liên quan.

Pháp luật hiện hành không yêu cầu về mức vốn tối thiểu để thành lập một công ty ở Việt Nam, ngoại trừ một số lĩnh vực đầu tư hoặc ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Theo kinh nghiệm của các chuyên gia lâu năm, để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư thì Nhà đầu tư nên cân nhắc một mức vốn đủ để thực hiện thành công các mục tiêu kinh doanh dự định.

4. VỀ GÓP VỐN ĐẦU TƯ, VỐN ĐIỀU LỆ SAU KHI THÀNH LẬP CÔNG TY VỐN NƯỚC NGOÀI

Nhà đầu tư nước ngoài có nghĩa vụ góp vốn theo đúng lộ trình đã được ghi trong Giấy  chứng nhận đầu tư. Trong trường hợp, thời hạn góp vốn không đúng với cam kết, cơ quan có thẩm quyền có thể áp dụng các chế tài liên quan, bao gồm cả việc thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư.

Có một số trường hợp việc chậm tiến độ góp vốn vì lý do khách quan nên Nhà đầu tư cần dự trù thời hạn góp vốn cũng như thời hạn thực hiện dự án để tránh trường hợp bị cơ quan chức năng thanh tra, phạt vi phạm và phải điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư liên quan đến thời hạn góp vốn mới để chuyển vốn đầu tư.

5. VỀ TRỤ SỞ CÔNG TY, ĐỊA ĐIỂM ĐĂNG KÝ KINH DOANH

Trụ sở công ty ở đây chính là địa điểm liên lạc phải có địa chỉ cụ thể, xác định gồm: số nhà, tên phố (ngõ phố) hoặc tên xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Trụ sở là một yếu tố cực kỳ quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp, đặc biệt khi thành lập công ty. Đối với Nhà đầu tư nước ngoài khi không có nhiều thông tin về địa điểm tại Việt Nam, nên việc tìm kiếm được một địa chỉ thích hợp để đặt trụ sở cũng là một trở ngại lớn. Do đó, Nhà đầu tư nước ngoài nên lựa chọn địa điểm được phép cho thuê và thiết kế, xây dựng theo đúng quy định pháp luật. Theo đó, bên cho thuê có đủ các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu, quyền cho thuê hoặc quyền cho thuê lại (nếu có).

6. VỀ NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT

Theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp chính là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra, công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần có thể có nhiều hơn một người đại diện theo pháp luật, điều này giúp cho công ty có thể hội nhập nhanh hơn, tận dụng được mọi cơ hội kinh doanh. Hơn nữa, quy định này sẽ nâng cao sự chủ động, tiết kiệm thời gian và chi phí cho công ty khi thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp, đặc biệt là các công ty quy mô lớn với nhiều người đại diện theo pháp luật.

7. VỀ SỬ DỤNG CON DẤU CỦA CÔNG TY

Khi Nhà đầu tư nước ngoài đã thành lập công ty có quyền quyết định về hình thức, nội dung và số lượng con dấu phụ thuộc vào quy định trong Điều lệ công ty. Trước khi sử dụng, thay đổi, hủy mẫu con dấu hoặc thay đổi số lượng con dấu; công ty phải gửi thông báo đến cơ quan đăng ký kinh doanh nơi công ty có trụ sở chính để đăng tải công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Mục đích của quy định này là nhằm công bố công khai cho cho xã hội và bên thứ ba được biết về con dấu của doanh nghiệp. Sau khi hoàn thành thủ tục thông báo và được đăng tải mẫu dấu lên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, con dấu có thể được sử dụng từ ngày có hiệu lực đã được ghi nhận trong thông báo đã được đăng tải.

8. VỀ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG

Đối với công ty mới thành lập, quản lý về lao động là một trong những vấn đề quan trọng nhất mà Nhà đầu tư cần quan tâm. Công ty cần phải thực hiện một số thủ tục theo pháp luật về lao động như: khai trình sử dụng lao động khi bắt đầu hoạt động; lập và sử dụng sổ quản lý lao động; xây dựng và thông báo thang lương, bảng lương; xây dựng và thông báo định mức lao động; xây dựng và đăng ký nội quy lao động; thành lập công đoàn trong công ty.

9. VỀ THỰC HIỆN NGHĨA VỤ THUẾ CỦA CÔNG TY

Nghĩa vụ nộp thuế là một trong những nghĩa vụ cơ bản đối với bất kỳ công ty nào. Vì vậy, hằng năm các công ty Việt Nam phải nộp rất nhiều loại thuế, phí khác nhau. Ví dụ như: lệ phí môn bài (dựa trên vốn điều lệ đăng ký); thuế thu nhập doanh nghiệp khi có lợi nhuận; kê khai và nộp thuế giá giá trị gia tăng. Tùy vào ngành nghề đầu tư kinh doanh, công ty tại Việt Nam còn có thể nộp các loại thuế như thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

Việt Nam do có cam kết mở cửa thị trường cũng như có nhiều quy định ưu đãi đầu tư liên quan đến thuế thu nhập doanh nghiệp đối với một số ngành nghề nhất định hoặc đầu tư tại các địa phương có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn.

10. VỀ CHẾ ĐỘ BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ

Công ty có vốn nước ngoài hiển nhiên được xem là một dự án đầu tư có vốn nước ngoài, cho nên công ty phải thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo dự án đầu tư theo pháp luật về đầu tư của Việt Nam. Việc báo cáo này sẽ được thực hiện định kỳ (theo tháng, quý hoặc năm) và phải thực hiện qua Cổng thông tin quốc gia về đầu tư. Nội dung báo cáo cũng rất phong phú và đa dạng, bao gồm: vốn đầu tư thực hiện, kết quả hoạt động đầu tư kinh doanh, thông tin về lao động, nộp ngân sách nhà nước, đầu tư cho nghiên cứu và phát triển, xử lý và bảo vệ môi trường và các chỉ tiêu chuyên ngành theo lĩnh vực hoạt động.

CÁC BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ:

Nhà đầu tư nước ngoài có thể góp vốn bằng tiền như thế nào

Trường hợp nào nhà đầu tư nước ngoài phải mở tài khoản trực tiếp

Thủ tục chuyển đổi khoản vay từ công ty mẹ ở nước ngoài thành vốn góp công ty con

Vốn điều lệ vốn đầu tư dự án và những vấn đề pháp lý liên quan

Những khó khăn khi thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và giải pháp

Nhà đầu tư nước ngoài có được thực hiện dự án kinh doanh bất động sản tại Việt Nam

Can foreign investors invest in the real estate business in Vietnam

Business location of foreign investors in Viet Nam

Ngành nghề ưu đãi đầu tư và thủ tục áp dụng ưu đãi đầu tư

Một số lợi ích và hạn chế của việc thành lập văn phòng đại diện ở Việt Nam

Điều kiện và thủ tục thành lập văn phòng đại diện ở Việt Nam

Một số rủi ro trong hoạt động của văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài ở Việt Nam

Văn phòng đại diện nước ngoài có còn còn là một phương án kinh doanh hiệu quả?

Thủ tục tuân thủ của văn phòng đại diện

Một số lưu ý trong hoạt động của văn phòng đại diện nước ngoài 

Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty Việt Nam

Giới hạn vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam là bao nhiêu?


Với mục tiêu hỗ trợ toàn diện đem lại sự an tâm, thuận tiện và đơn giản hóa trải nghiệm kinh doanh của khách hàng, True Legal cung cấp dịch vụ pháp lý xuyên suốt hành trình kinh doanh của khách hàng trên các lĩnh vực Quản lý rủi ro và Tuân thủ của doanh nghiệp – Sở hữu trí tuệ - Quản lý thuế, Kế toán tài chính - Quản trị nội bộ doanh nghiệp. Đội ngũ chuyên viên nhiều năm kinh nghiệm trong giải quyết các vụ việc pháp lý cùng kiến thức chuyên môn sâu rộng và sự tin tưởng và tiếp tục sử dụng, giới thiệu cho bạn bè, người quen của khách hàng cũ luôn là sự mạnh mẽ khẳng định uy tín, chất lượng dịch vụ của chúng tôi.

Thông tin liên hệ yêu cầu dịch vụ tư vấn pháp lý:

CÔNG TY TNHH TRUE LEGAL VIỆT NAM

Hotline: 096 948 3539/ 093 123 3539

Điện thoại: (024) 2219 9090 

Email: info@truelegal.vn

Địa chỉ trụ sở: Số 22 Trần Kim Xuyến, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội

VPGD tại HCMC: Số 11Bis Phan Ngữ, Đakao, Quận 1, Hồ Chí Minh

Hotline tư vấn & hỗ trợ