Tư vấn luật đầu tưTư vấn:096.948.3539 - 096.948.3539 - 093.123.3539

29/042024

CÁC HẠN CHẾ PHÁP LÝ VỀ CHI NHÁNH TẠI VIỆT NAM CẦN LƯU Ý

Trong thời kỳ hội nhập quốc tế, các thương nhân thường có xu hướng mở rộng hoạt động kinh doanh không chỉ trong phạm vi một quốc gia mà vươn ra nhiều vùng lãnh thổ trên khắp thế giới. Họ có thể thành lập nhiều chi nhánh tại những địa điểm tiềm năng đồng thời phải tuân thủ pháp luật nước sở tại về việc thành lập.

Tại Việt Nam, thương nhân nước ngoài được phép thành lập chi nhánh để tiến hành hoạt động kinh doanh theo quy định pháp luật về thương mại. Tuy nhiên, các quy định này buộc thương nhân nước ngoài phải tuân thủ một số thủ tục và điều kiện nhất định để có được sự chấp thuận từ cơ quan cấp phép. Như vậy, nếu thương nhân nước ngoài không đáp ứng được các yêu cầu này thì không được phép thành lập chi nhánh tại Việt Nam.

Qua bài viết này, TRUE LEGAL xin lưu ý một số hạn chế pháp lý khi thành lập chi nhánh tại Việt Nam.

1. HẠN CHẾ PHÁP LÝ VỀ VIỆC THÀNH LẬP CHI NHÁNH TẠI VIỆT NAM

Theo Nghị định 07/2016/NĐ-CP ngày 25/01/2016, thương nhân nước ngoài không được thành lập Chi nhánh tại Việt Nam nếu không đáp ứng được các điều kiện sau đây:

i. Thương nhân nước ngoài phải được thành lập và hoạt động theo pháp luật của một quốc gia hoặc vùng lãnh thổ. Quốc gia hoặc vùng lãnh thổ này phải là thành viên của các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;

ii. Thương nhân nước ngoài đã hoạt động ít nhất 05 năm, kể từ ngày được thành lập hoặc đăng ký;

iii. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc các giấy tờ có giá trị tương đương còn thời hạn ít nhất 01 năm kể từ ngày đề nghị thành lập;

iv. Nội dung hoạt động của chi nhánh phù hợp với Cam kết mở cửa thị trường của Việt Nam trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; và

v. Lĩnh vực hoạt động của Chi nhánh phải phù hợp với ngành, nghề kinh doanh của thương nhân nước ngoài.

Bên cạnh đó, cơ quan cấp phép có quyền từ chối cấp giấy phép thành lập chi nhánh (“Giấy Phép”) cho thương nhân nước ngoài nếu:

i. Thương nhân nước ngoài đăng ký thành lập chi nhánh mới trong vòng 02 năm kể từ ngày bị thu hồi Giấy Phép trước đó;

ii. Thương nhân nước ngoài bị hạn chế thành lập chi nhánh vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, đạo đức xã hội và sức khỏe cộng đồng;

iii. Hồ sơ của thương nhân nước ngoài nộp cho cơ quan cấp phép không tuân thủ các yêu cầu về hồ sơ theo quy định của pháp luật Việt Nam. Việc không tuân thủ có thể phát sinh từ thủ tục công chứng, hợp pháp hóa lãnh sự các tài liệu từ nước ngoài; hoặc

iv.            Thương nhân nước ngoài không nộp bổ sung các tài liệu hoặc giải trình bổ sung theo yêu cầu bổ sung, sửa đổi của cơ quan có thẩm quyền.

2. HẠN CHẾ PHÁP LÝ ĐỐI VỚI NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU CHI NHÁNH TẠI VIỆT NAM

Nghị định 07/2016/NĐ-CP cũng quy định người đứng đầu chi nhánh không được kiêm nhiệm các chức danh sau:

i. Người đứng đầu văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài khác;

ii. Người đứng đầu văn phòng đại diện của cùng một thương nhân nước ngoài; hoặc

iii. Người đại diện theo pháp luật của tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định pháp luật Việt Nam.

3. HẠN CHẾ PHÁP LÝ VỀ THỦ TỤC THÀNH LẬP CHI NHÁNH TẠI VIỆT NAM

Lưu ý, mỗi thương nhân nước ngoài chỉ được thành lập tối đa một chi nhánh trong phạm vi một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương của Việt Nam.

Khi nhận bộ hồ sơ đầy đủ của thương nhân nước ngoài, cơ quan cấp phép sẽ đưa ra kết quả chính thức về việc thành lập chi nhánh. Quy trình này có thể diễn ra trong vòng 07 ngày làm việc theo quy định pháp luật. Trong trường hợp phải có sự chấp thuận đặc biệt từ Bộ trưởng trước khi cho phép thành lập chi nhánh, thời gian có thể lên đến 13 ngày làm việc.

Kết luận, thương nhân nước ngoài muốn mở rộng kinh doanh tại Việt Nam cần tuân thủ nghiêm ngặt pháp luật Việt Nam khi thành lập chi nhánh. Theo đó, họ nên kiểm tra cẩn thận các hạn chế pháp lý đã nêu ở trên.

CÁC BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ:

Nhà đầu tư nước ngoài có thể góp vốn bằng tiền như thế nào

Trường hợp nào nhà đầu tư nước ngoài phải mở tài khoản trực tiếp

Thủ tục chuyển đổi khoản vay từ công ty mẹ ở nước ngoài thành vốn góp công ty con

Vốn điều lệ vốn đầu tư dự án và những vấn đề pháp lý liên quan

Những khó khăn khi thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và giải pháp

Nhà đầu tư nước ngoài có được thực hiện dự án kinh doanh bất động sản tại Việt Nam

Can foreign investors invest in the real estate business in Vietnam

Business location of foreign investors in Viet Nam

Ngành nghề ưu đãi đầu tư và thủ tục áp dụng ưu đãi đầu tư

Một số lợi ích và hạn chế của việc thành lập văn phòng đại diện ở Việt Nam

Điều kiện và thủ tục thành lập văn phòng đại diện ở Việt Nam

Một số rủi ro trong hoạt động của văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài ở Việt Nam

Văn phòng đại diện nước ngoài có còn còn là một phương án kinh doanh hiệu quả?

Thủ tục tuân thủ của văn phòng đại diện

Một số lưu ý trong hoạt động của văn phòng đại diện nước ngoài 

Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty Việt Nam

Giới hạn vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam là bao nhiêu


Với mục tiêu hỗ trợ toàn diện đem lại sự an tâm, thuận tiện và đơn giản hóa trải nghiệm kinh doanh của khách hàng, True Legal cung cấp dịch vụ pháp lý xuyên suốt hành trình kinh doanh của khách hàng trên các lĩnh vực Quản lý rủi ro và Tuân thủ của doanh nghiệp – Sở hữu trí tuệ - Quản lý thuế, Kế toán tài chính - Quản trị nội bộ doanh nghiệp. Đội ngũ chuyên viên nhiều năm kinh nghiệm trong giải quyết các vụ việc pháp lý cùng kiến thức chuyên môn sâu rộng và sự tin tưởng và tiếp tục sử dụng, giới thiệu cho bạn bè, người quen của khách hàng cũ luôn là sự mạnh mẽ khẳng định uy tín, chất lượng dịch vụ của chúng tôi.

Thông tin liên hệ yêu cầu dịch vụ tư vấn pháp lý:

CÔNG TY TNHH TRUE LEGAL VIỆT NAM

Hotline: 096 948 3539/ 093 123 3539

Điện thoại: (024) 2219 9090 

Email: info@truelegal.vn

Địa chỉ trụ sở: Số 22 Trần Kim Xuyến, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội

VPGD tại HCMC: Số 11Bis Phan Ngữ, Đakao, Quận 1, Hồ Chí Minh

Hotline tư vấn & hỗ trợ