Tư vấn luật đầu tưTư vấn:096.948.3539 - 096.948.3539 - 093.123.3539

03/052024

CÁC PHƯƠNG THỨC THU HỒI NỢ HIỆU QUẢ TRONG BỐI CẢNH DỊCH BỆNH COVID-19

1. Vai trò của Thu Hồi Nợ trong và sau dịch bệnh Covid-19

Các biện pháp cách ly, phong toả của các chính phủ trong thời điểm dịch Covid-19 buộc nhiều doanh nghiệp phải ngừng hoạt động mà thấy rõ là các ngành du lịch, vận tải, khách sạn, nhà hàng và các hoạt động đặc thù khác. Đối diện với việc ngừng hoạt động, nhu cầu tiêu dùng giảm sút và sự đứt gãy của cung ứng hàng hoá toàn cầu, các doanh nghiệp sẽ không có dòng tiền để chi trả cho các chi phí vận hành doanh nghiệp như tiền thuê mặt bằng, tiền lương trả cho người lao động, tiền lãi vay, nợ nhà cung cấp… Doanh nghiệp này sẽ đòi nợ doanh nghiệp khác; do vậy, việc thu hồi nợ ở thời điểm này được đặt ra nhiều hơn và cấp thiết hơn. Có thể nhận thấy rằng hoạt động thu hồi nợ có các vai trò sau:

- Đảm bảo quyền của chủ nợ trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp: Thu hồi nợ giúp chủ nợ đòi lại các khoản tiền/tài sản đến hạn/quá hạn mà con nợ phải trả cho chủ nợ theo hợp đồng hoặc theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Những khoản nợ phải thu này ảnh hưởng trực tiếp đến dòng tiền và mức độ an toàn tài chính của doanh nghiệp, giúp vận hành bộ máy hoạt động hiệu quả và tránh rủi ro trong hoạt động kinh doanh. Tùy thuộc vào tính chất của khoản nợ và đối tượng nợ mà doanh nghiệp có thể lựa chọn các hình thức khác nhau để thu hồi nợ.

- Bảo vệ trật tự xã hội: Việc chủ nợ thu hồi nợ và áp dụng linh hoạt các biện pháp thu hồi nợ sẽ giúp cho chủ nợ thoát khỏi tình cảnh khó khăn, đồng thời cũng tạo sự rõ ràng và công bằng trong các giao dịch giữa các bên, hạn chế tình trạng các con nợ trây ì và lợi dụng sự thiếu hiểu biết của chủ nợ để trốn tránh trách nhiệm và gây thiệt hại về tài chính đến chủ nợ.

2. Các hình thức thu hồi nợ

2.1. Thương lượng

- Là biện pháp thu hồi nợ mà theo đó chủ nợ sẽ trực tiếp đàm phán, thuyết phục, đề nghị phía con nợ để cùng nhau thống nhất kế hoạch thanh toán nợ.

- Ưu điểm: vừa mang tính chất mềm dẻo, linh hoạt, tiết kiệm chi phí, thời gian vừa thu được nợ nhưng vẫn giữ được mối quan hệ hợp tác giữa các bên.

- Nhược điểm: biện pháp thương lượng, thỏa thuận chỉ hiệu quả khi con nợ thực sự có thiện chí trong việc thực hiện nghĩa vụ thanh toán và có khả năng tài chính, thể hiện qua việc con nợ đưa ra lộ trình thanh toán cụ thể và chính xác.

2.2. Công ty thu hồi nợ

Chủ nợ có thể thông qua bên trung gian là các Luật sư, công ty luật hoặc đơn vị thu hồi nợ để thu hồi khoản nợ. Dịch vụ thu hồi nợ (hay yêu cầu thực hiện đúng nghĩa vụ hợp đồng/giải quyết hậu quả của hành vi vi phạm hợp đồng) được thực hiện bởi công ty luật thường dễ bị nhầm lẫn với dịch vụ đòi nợ thuê – vốn là một ngành nghề kinh doanh có điều kiện được quy định tại Nghị định 104/2007/NĐ-CP về kinh doanh dịch vụ đòi
nợ.

DỊCH VỤ PHÁP LÝ THU HỒI NỢ

DỊCH VỤ ĐÒI NỢ THUÊ

Thông thường là chi phí cố định và một tỷ lệ phần trăm trên số tiền thu hồi được (tỷ lệ này thường thấp vì đã có chi phí cố định ban đầu)

Là dịch vụ pháp lý của Công ty Luật, Văn phòng Luật.

Biện pháp thu hồi nợ thường gặp là đàm phán, thương lượng và khởi kiện.

Hoạt động cung cấp dịch vụ dựa trên hợp đồng. Có kế hoạch rõ ràng, khách hàng dễ dàng theo dõi chi tiết hoạt động thu hồi nợ.

Thường được lựa chọn khi con nợ có khả năng thanh toán và còn tài sản

Không có chi phí cố định ban đầu hoặc chỉ có chi phí khảo sát con nợ không đáng kể và một tỷ lệ phần trăm trên số tiền thu hồi được rất cao.

Là ngành kinh doanh có điều kiện theo quy định của Nghị định 104/2007/NĐ- CP.

Thực hiện toàn bộ các biện pháp nhằm mục đích đòi nợ cho khách hàng.

Không có chi tiết rõ ràng, khách hàng thường không biết thông tin và tiến độ công việc.

Thường được lựa chọn khi con nợ mất khả năng thanh toán, không có tài sản và trốn tránh.

2.3. Tòa án, Trọng tài

- Thực hiện thu hồi nợ thông qua Tòa án, trọng tài thương mại là phương thức áp dụng khi chủ nợ nỗ lực thương lượng không thành, con nợ không có thiện chí làm việc, cố ý lẩn tránh, thoái thác trách nhiệm, hoặc có kế hoạch thanh toán nhưng thanh toán chậm, thanh toán kéo dài và “nhỏ giọt”.

- Việc sử dụng Tòa án, Trọng tài sẽ tạo áp lực đến con nợ, và đẩy nhanh quá trình thanh toán nợ.

Về ưu nhược điểm và quy trình tố tụng tại Tòa án/Trọng tài để giải quyết thu hồi nợ, vui lòng xem tại bài viết Các hình thức giải quyết tranh chấp cần quan tâm trong bối cảnh Covid -19.

2.4. Thủ tục phá sản

Lý do thủ tục phá sản có thể là một phương án thu hồi nợ:

- Luật phá sản cho chủ nợ không có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn ba tháng kể từ ngày khoản nợ đến hạn mà doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán.

- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tòa án nhận đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản hợp lệ, doanh nghiệp mất khả năng thanh toán và chủ nợ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản có quyền đề nghị bằng văn bản gửi tòa án để các bên thương lượng việc rút đơn. Tòa án ấn định thời gian thương lượng nhưng không quá 20 ngày kể từ ngày nhận được đơn
yêu cầu mở thủ tục phá sản hợp lệ.

Như vậy, trước khi thụ lý đơn, tòa án cho chủ nợ và con nợ được ngồi đàm phán, thương lượng với nhau. Với một con nợ vẫn còn khả năng thanh toán mà bị nộp đơn đề nghị phá sản, việc này sẽ gây ra một áp lực tâm lý nhất định với con nợ. Con nợ sẽ phải hiểu nếu thương lượng không thành thì những hệ quả của quyết định mở thủ tục phá sản sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới quyền tự quyết của chủ doanh nghiệp.

Cụ thể, sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản, doanh nghiệp vẫn tiếp tục hoạt động kinh doanh, nhưng phải chịu sự giám sát của thẩm phán và quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản, doanh nghiệp không được quyền trả nợ không có bảo đảm, bị giám sát các hoạt động liên quan đến việc vay, cầm cố, thế chấp, bảo lãnh, mua bán, chuyển nhượng, cho thuê tài sản; bán, chuyển đổi cổ phần; chuyển quyền sở hữu tài sản, bị áp dụng một hoặc một số biện pháp khẩn cấp tạm thời.

Ngoài các vấn đề nêu trên, khi quyết định mở thủ tục phá sản được ban hành, toàn bộ các chủ nợ của doanh nghiệp sẽ cùng lúc kéo tới để yêu cầu quyền lợi của mình. Điều này sẽ gây áp lực cực lớn cho việc trả nợ của con nợ, thay vì một chủ nợ yêu cầu thanh toán thì nay sẽ là toàn bộ các chủ nợ trong đó có cả người lao động, nghĩa vụ thuế... Bởi vậy, nếu chủ nợ có thể vận dụng một cách linh hoạt và uyển chuyển các quy định của Luật phá sản, chủ nợ sẽ đưa con nợ tới tình huống hoặc lựa chọn trả nợ cho mình hoặc phải đối phó với rất nhiều các chủ nợ khác và toàn bộ hoạt động kinh doanh bị kiểm soát, phong tỏa. Đối với doanh nghiệp có khả năng thanh toán nhưng cố tình “chiếm dụng vốn trái luật” thì Luật phá sản là một công cụ để thương lượng đối với chủ nợ có khoản nợ rõ ràng.

Trong trường hợp doanh nghiệp thực sự mất khả năng thanh toán thì Luật phá sản sẽ giúp chủ nợ bảo toàn tài sản của doanh nghiệp để chủ nợ có thể thu hồi được một phần tài sản nào đó, tránh trường hợp doanh nghiệp tiến hành tẩu tán tài sản.

Tổng quan về phá sản và quy trình mở thủ tục phá sản, vui lòng xem tại bài viết Phá Sản Doanh Nghiệp Trước Tác Động Của Dịch Bệnh Covid-19, Những Vấn Đề Pháp Lý Cần Quan Tâm?

3. Quy trình thu hồi nợ

Để chủ nợ có đủ cơ sở để yêu cầu con nợ thanh toán, đồng thời lựa chọn hình thức thu hồi nợ phù hợp, các chủ nợ cần thực hiện các bước sau:

 

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN :

CẨM NANG PHÁP LÝ DÀNH CHO DOANH NGHIỆP GIAI ĐOẠN CHỊU ẢNH HƯỞNG CỦA COVID - 19

01. Tái cấu trúc doanh nghiệp về lao động trong bối cảnh Covid-19 

02. Lưu ý pháp lý về việc tạm ngừng kinh doanh tronhg bối cảnh Covid-19

03. Chính sách - quy định về thuế hỗ trợ của chính phủ Việt Nam 

04. Các chính sách - quy định về BHXH, BHYT và BHTN hỗ trợ doanh nghiệp trong bối cảnh dịch Covid-19

05. Chính sách tín dụng ngân hàng để hỗ trợ đời sống và kinh doanh trong bối cảnh dịch Covid-19

06. Sự kiện bất khả kháng: Từ quy định đến thực tiễn áp dụng trong bối cảnh dịch Covid-19

07. Bảo vệ tài sản sở hữu trí tuệ của bạn trong thời kỳ dịch Covid-19

08. Các hình thức giải quyết tranh chấp cần quan tâm trong bối cảnh Covid -19


Với mục tiêu hỗ trợ toàn diện đem lại sự an tâm, thuận tiện và đơn giản hóa trải nghiệm kinh doanh của khách hàng, True Legal cung cấp dịch vụ pháp lý xuyên suốt hành trình kinh doanh của khách hàng trên các lĩnh vực Quản lý rủi ro và Tuân thủ của doanh nghiệp – Sở hữu trí tuệ - Quản lý thuế, Kế toán tài chính - Quản trị nội bộ doanh nghiệp. Đội ngũ chuyên viên nhiều năm kinh nghiệm trong giải quyết các vụ việc pháp lý cùng kiến thức chuyên môn sâu rộng và sự tin tưởng và tiếp tục sử dụng, giới thiệu cho bạn bè, người quen của khách hàng cũ luôn là sự mạnh mẽ khẳng định uy tín, chất lượng dịch vụ của chúng tôi.

Thông tin liên hệ yêu cầu dịch vụ tư vấn pháp lý:

CÔNG TY TNHH TRUE LEGAL VIỆT NAM

Hotline: 096 948 3539/ 093 123 3539

Điện thoại: (024) 2219 9090 

Email: info@truelegal.vn

Địa chỉ trụ sở: Số 22 Trần Kim Xuyến, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội

VPGD tại HCMC: Số 11Bis Phan Ngữ, Đakao, Quận 1, Hồ Chí Minh

Hotline tư vấn & hỗ trợ